Video giảng Khoa học 4 Kết nối bài 19 Đặc điểm chung của nấm

Video giảng Khoa học 4 Kết nối bài 19 Đặc điểm chung của nấm. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 19: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NẤM

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Biết được hình dạng, kích thước và màu sắc của nấm
  • Nơi sống của nấm
  • Tìm hiểu được một số bộ phận của nấm

KHỞI ĐỘNG

Em hãy kể tên một số loại nấm mà em biết. Làm thế nào để phân biệt được chúng?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hình dạng, kích thước và màu sắc của nấm

* HĐ 1.1

Mô tả hình dạng và màu sắc của các loại nấm trong hình

* HĐ 1.2

HS so sánh về kích thước tương đối của các loài nấm.

* HĐ 1.3 

Theo em, nấm có hình dạng, kích thước, màu sắc như thế nào?

Video trình bày nội dung:

Nấm có hình dạng, kích thước và màu sắc rất khác nhau như từ rất nhỏ không thể nhìn thấy bằng mắt thường đến to lớn; màu sắc trắng, nâu, đỏ, vàng, sặc sỡ,…

2. Nơi sống của nấm

Em có thể quan sát thấy nấm mọc ở những nơi nào khác ngoài những nơi đã nêu trong SGK? Liên hệ với thực tiễn để tìm kiếm những nơi có nấm.

3. Tìm hiểu một số bộ phận của nấm

Em hãy chỉ ra một số bộ phận của nấm.

Video trình bày nội dung:

+ Nấm rất đa dạng. Nấm có hình dạng, kích thước, màu sắc và nơi sống rất khác nhau (đất ẩm, rơm rạ mục, thức ăn, hoa quả,…).

+ Nấm mũ thường có một số bộ phận như mũ nấm, thân nấm và chân nấm.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1: Quan sát hình ảnh sau và cho biết các bộ phận của nấm là?

BÀI 19: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NẤM

A. (1) Mũ nấm, (2) Cây nấm, (3) Chân nấm

B. (1) Mũ nấm, (2) Thân nấm, (3) Chân nấm

C. (1) Chân nấm, (2) Cây nấm, (3) Mũ nấm

D. (1) Chân nấm, (2) Thân nấm, (3) Mũ nấm

Câu 2: Tùy theo độ tuổi, trạng thái sinh lí và môi trường sống mà nấm có

A. Hình dạng, kích thước, màu sắc cố định

B. Hình dạng, kích thước cố định

C. Kích thước, màu sắc không cố định

D. Hình dạng, kích thước, màu sắc không cố định

Câu 3: Nấm có thể sống ở

A. Đất ẩm

B. Rơm rạ mục

C. Thức ăn

D. Cả A, B, C

Câu 4: Tên gọi của loại nấm sau là

BÀI 19: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NẤM

A. Nấm tai mèo (mộc nhĩ)

B. Nấm hương

C. Nấm rơm

D. Nấm kim châm

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Một số nấm có kích thước rất nhỏ chỉ quan sát được bằng kính hiển vi như nấm mốc và nấm men

B. Các nấm lớn thường có cấu tạo gồm các bộ phận chính: mũ nấm, thân nấm, chân nấm.

C. Nấm chỉ có một hình dạng duy nhất là hình mũ

D. Màu sắc của nấm rất phong phú như màu nâu, vàng, trắng, đỏ,...

Video trình bày nội dung:

Câu 1: B

Câu 2: D

Câu 3: D

Câu 4: D

Câu 5: C

Nội dung video Bài 19: “Đặc điểm chung của nấm” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác