Video giảng Khoa học 4 Kết nối bài 21 Nấm gây hỏng thực phẩm và nấm độc

Video giảng Khoa học 4 Kết nối bài 21 Nấm gây hỏng thực phẩm và nấm độc. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 21: NẤM GÂY HỎNG THỰC PHẨM VÀ NẤM ĐỘC

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Cách nhận biết nấm gây hỏng thực phẩm
  • Nguyên nhân gây hỏng thực phẩm và cách bảo quản
  • Đặc điểm và sự nhận biết nấm độc
  • Các bài tập trắc nghiệm luyện tập

KHỞI ĐỘNG

Hãy kể tên những nấm gây hỏng thực phẩm hoặc nấm độc mà em biết.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Nấm gây hỏng thực phẩm

+ Thực phẩm đã thay đổi như thế nào về màu sắc, hình dạng?

+ Nấm mốc mọc trên thực phẩm thường có màu gì?

+ Làm thế nào để nhận biết thực phẩm đã bị nhiễm nấm mốc?

+ Nấm mốc gây những tác hại gì đến thực phẩm và sức khỏe con người?

Video trình bày nội dung:

+ Dựa vào sự thay đổi màu sắc (lớp mốc trắng, xanh trên bề mặt thực phẩm), hình dạng, mùi vị của thực phẩm để nhận biết thực phẩm đã bị nhiễm nấm mốc.

+ Nấm mốc gây những tác hại: có thể gây hỏng, ôi thiu, gây độc thực phẩm. Người ăn phải thức ăn nhiễm nấm mốc có thể bị suy gan, thận, có thể gây ung thư, thậm chí dẫn đến tử vong.

2. Nguyên nhân gây hỏng thực phẩm và cách bảo quản

* HĐ 2.1

Em hãy nêu những nguyên nhân có thể gây hỏng thực phẩm.

Video trình bày nội dung:

Hai nguyên nhân nhiệt độ, độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây hại nói chung phát triển, trong đó có các loại nấm gây hỏng thực phẩm.

* HĐ 2.2

Em hãy nêu một số cách bảo quản thực phẩm.

3. Một số nấm độc

Em hãy mô tả về hình dạng, màu sắc, nơi sống của chúng.

Video trình bày nội dung:

Không ăn các nấm lạ và thực phẩm bị nhiễm nấm mốc để tránh bị ngộ độc.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1: Nấm mốc có thể làm thực phẩm

A. Thay đổi màu sắc

B. Thay đổi hình dạng

C. Thay đổi mùi vị

D. Cả A, B, C

Câu 2: Trong hình dưới đây, thực phẩm được bảo quản bằng cách

BÀI 21: NẤM GÂY HỎNG THỰC PHẨM VÀ NẤM ĐỘC

A. Ướp muối

B. Ướp đường

C. Bảo quản lạnh

D. Hút chân không

Câu 3: Có thể bảo quản thực phẩm bằng phương pháp

A. Sấy khô

B. Giữ trong điều kiện chân không (loại bỏ hoàn toàn không khí)

C. Để trong môi trường có nhiệt độ cao

D. Cả A và B

Câu 4: Sử dụng các loại thực phẩm bị nhiễm nấm mốc

A. Gây hại cho gan, thận, gây rồi loạn tiêu hóa

B. Có thể gây ung thư

C. Có thể dẫn đến tử vong

D. Cả A, B, C

Câu 5: Cách nhận biết thực phẩm đã bị nhiễm nấm mốc là

A. Mốc xanh trắng trên bề mặt thực phẩm

B. Đồ ăn bị chua, đắng, thay đổi mùi vị

C. Thực phẩm bị mềm nhũn, ẩm ướt

D. Cả A, B, C

Video trình bày nội dung:

Câu 1: D

Câu 2: C

Câu 3: D

Câu 4: D

Câu 5: D

Nội dung video Bài 21: “Nấm gây hỏng thực phẩm và nấm độc” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác