Video giảng Khoa học 4 Kết nối bài 29 Chuỗi thức ăn trong tự nhiên
Video giảng Khoa học 4 Kết nối bài 29 Chuỗi thức ăn trong tự nhiên. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 29: CHUỖI THỨC ĂN TRONG TỰ NHIÊN
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Mối liên hệ thức ăn giữa các sinh vật thông qua chuỗi thức ăn
- Một số chuỗi thức ăn trong tự nhiên
- Các câu hỏi trắc nghiệm luyện tập
KHỞI ĐỘNG
Em hãy kể tên một số động vật và thức ăn của chúng mà em biết
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Mối liên hệ thức ăn giữa các sinh vật thông qua chuỗi thức ăn
* HĐ 1.1
+ Mô tả mối liên hệ về thức ăn giữa các sinh vật.
+ Sử dụng mũi tên, các cụm từ: cây bắp cải, con sâu, con chim để viết sơ đồ mô tả mối liên hệ về thức ăn giữa ba sinh vật đó.
* HĐ 1.2
+ Mô tả mối liên hệ về thức ăn giữa các sinh vật trong hồ nước.
+ Cho biết sinh vật đứng đầu trong chuỗi thức ăn đó.
2. Một số chuỗi thức ăn trong tự nhiên
* HĐ 2.1
Viết vào vở các chuỗi thức ăn giữa các sinh vật theo gợi ý:
Cỏ → ? → ?
* HĐ 2.2
Em hãy hoàn thành sơ đồ mô tả về các chuỗi thức ăn giữa các sinh vật trong một vùng biển theo gợi ý ở hình 7.
* HĐ 2.3
Em hãy viết các chuỗi thức ăn giữa các sinh vật trong khu vườn.
* HĐ 2.4
+ Viết sơ đồ chuỗi thức ăn giữa các sinh vật mà em quan sát được và chia sẻ.
+ Hãy quan sát xung quanh nơi ở hoặc trường học của em, ghi chép những sinh vật sinh sống trong các khu vực đó.
Các sinh vật sau có mối liên hệ về thức ăn với nhau: cây lúa, rắn hổ mang, chuột, cỏ, châu chấu, chim diều hâu, bò.
+ Có thể xây dựng được bao nhiêu chuỗi thức ăn từ các sinh vật nêu trên?
+ Hãy thảo luận và vẽ sơ đồ các chuỗi thức ăn đó.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Chuỗi thức ăn là?
A. chuỗi gồm nhiều sinh vật có mối liên hệ thức ăn với nhau, sinh vật trước là thức ăn cho sinh vật liền sau nó
B. chuỗi gồm một sinh vật có mối liên hệ thức ăn với nhau, sinh vật trước là thức ăn cho sinh vật liền sau nó
C. chuỗi gồm nhiều sinh vật có mối liên hệ thức ăn với nhau, sinh vật sau là thức ăn cho sinh vật liền trước nó
D. chuỗi gồm một sinh vật có mối liên hệ thức ăn với nhau, sinh vật sau là thức ăn cho sinh vật liền sau nó
Câu 2: Chuỗi thức ăn được sắp xếp theo thứ tự
A. Sinh vật đứng trước là thức ăn của sinh vật đứng sau.
B. Sinh vật đứng sau là thức ăn của sinh vật đứng trước.
C. Sinh vật đầu tiên luôn luôn phải là thực vật, cuối dùng là động vật.
D. Sinh vật đầu tiên luôn luôn phải là động vật, cuối cùng là thực vật.
Câu 3: Cáo ăn gà, gà ăn dế mèn. Chuỗi thức ăn nào sau đâu mô tả chính xác mỗi quan hệ này?
A. Gà → dế mèn → Cáo.
B. Cáo → dế mèn → gà.
C. Dế mèn → gà → cáo.
D. Cáo → gà → dế mèn.
Câu 4: "chuột → mèo". Mũi tên có ý nghĩa gì?
A. Mũi tên chỉ về con nào thì con đó sẽ ăn mắt xích trước nó
B. Mũi tên chỉ về con nào thì con đó sẽ bị ăn bởi mắt xích trước nó
C. Để đánh dấu lần lượt
D. Tất cả đều sai
Câu 5: Một dãy các loài sinh vật có mối quan hệ với nhau về mặt dinh dưỡng, trong đó loài này ăn loài khác phía trước và là thức ăn của loài tiếp theo phía sau là
A. Nhóm dinh dưỡng.
B. Bậc dinh dưỡng.
C. Chuỗi thức ăn.
D. Các sinh vật.
Video trình bày nội dung:
Câu 1: A
Câu 2: A
Câu 3: C
Câu 4: A
Câu 5: C
Nội dung video Bài 29: “Chuỗi thức ăn trong tự nhiên” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.