Video giảng Khoa học 4 Kết nối bài 12 Nhiệt độ và sự truyền nhiệt
Video giảng Khoa học 4 Kết nối bài 12 Nhiệt độ và sự truyền nhiệt. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 12: NHIỆT ĐỘ VÀ SỰ TRUYỀN NHIỆT
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nhiệt độ, nóng và lạnh
- Một số loại nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể và đo nhiệt độ không khí
- Sự truyền nhiệt
- Các câu hỏi trắc nghiệm luyện tập và vận dụng
KHỞI ĐỘNG
Làm thế nào để biết được vật nào nóng hơn, vật nào lạnh hơn? Có thể làm cho vật nóng lên hay lạnh đi như thế nào?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Nóng, lạnh và nhiệt độ
1.1. Thí nghiệm hình 1 SGK
Em hãy dự đoán nhiệt độ ở cốc nước nào cao nhất, ở cốc nước nào thấp nhất.
Video trình bày nội dung:
Vật nóng hơn thì có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn thì có nhiệt độ thấp hơn.
1.2. Một số loại nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể và đo nhiệt độ không khí.
Em có nhận xét gì về nhiệt độ của em và của các bạn trong nhóm?
Em có nhận xét gì về kết quả đo nhiệt độ phòng học của em và của các bạn trong nhóm?
+ Số chỉ của nhiệt kế cho biết điều gì?
+ Làm thế nào biết vật này nóng hơn hay lạnh hơn vật kia?
+ Nếu đổ một phần nước nóng ở cốc c (hình 1c) và cốc nước (hình 1a) thì nhiệt độ của cốc nước ở cốc a tăng lên hay giảm đi?
2. Sự truyền nhiệt
Em hãy làm thí nghiệm hình 4 SGK
Video trình bày nội dung:
Nhiệt có thể truyền từ vật này sang vật khác. Vật có nhiệt độ cao hơn truyền nhiệt cho vật có nhiệt độ thấp hơn. Khi đó vật có nhiệt độ cao hơn tỏa nhiệt nên lạnh đi, vật có nhiệt độ thấp hơn thu nhiệt nên nóng lên.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Muốn biết một vật nóng hay lạnh, ta dựa vào
A. Khối lượng của vật
B. Chất liệu tạo nên vật
C. Nhiệt độ của vật
D. Nguồn gốc của vật
Câu 2: Nhiệt độ cho ta biết
A. Mức độ nặng, nhẹ của vật.
B. Mức độ nóng, lạnh của vật.
C. Mức độ dài, ngắn của vật.
D. Mức độ cao, thấp của vật.
Câu 3: Vật nóng hơn có nhiệt độ …(1)…, vật lạnh hơn có nhiệt độ …(2).
Trong chỗ trống (1), (2) là
A. (1) cao hơn, (2) thấp hơn.
(1) thấp hơn, (2) cao hơn.
(1) cao hơn, (2) càng cao hơn nữa.
(1) thấp hơn, (2) càng thấp hơn nữa.
Câu 4: Dụng cụ đo nhiệt độ là
A. Tốc kế
B. Lực kế
C. Nhiệt kế
D. Vôn kế.
Câu 5: Nhiệt kế có thể đo
A. Nhiệt độ cơ thể người
B. Nhiệt độ không khí trong phòng
C. Nhiệt độ của nước
D. Cả A, B, C
Video trình bày nội dung:
Câu 1: C
Câu 2: B
Câu 3: A
Câu 4: C
Câu 5: D
Nội dung video Bài 12: “Nhiệt độ và sự truyền nhiệt” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.