Video giảng Khoa học 4 Kết nối bài 10 Âm thanh và sự truyền âm thanh
Video giảng Khoa học 4 Kết nối bài 10 Âm thanh và sự truyền âm thanh. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 10: ÂM THANH VÀ SỰ TRUYỀN ÂM THANH
Cô chào cả lớp, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Lấy được ví dụ thực tế hoặc làm thí nghiệm để minh họa các vật phát ra âm thanh đều rung động.
- Nêu được dẫn chứng về âm thanh có thể truyền qua chất khí, chất lỏng, chất rắn.
- So sánh được độ to của âm thanh khi lại gần hoặc ra xa nguồn âm.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, cô có một câu hỏi muốn tất cả chúng ta cùng suy nghĩ và trả lời: Trên đường từ nhà đến trường em có thể nghe thấy những âm thanh nào?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1: Âm thanh và nguồn phát âm thanh
Em hãy quan sát hình 2 SHS trang 39 và cho biết:
- Đặt tay vào cổ và hát một câu hát. Em có nghe thấy âm thanh không? Tay em có cảm giác thế nào? Âm thanh đó phát ra từ đâu?
- Nêu ví dụ khác về vật phát ra âm thanh thì rung động.
Video trình bày nội dung:
- Có âm thanh phát ra; tay cảm thấy rung; âm thanh phát ra từ dây thanh đới.
- Ví dụ: Gõ tay lên mặt bàn, mặt bàn rung động và phát ra âm thanh; tiếng gió thổi vù vù; không khí rung động phát ra âm thanh; tiếng hát từ màng loa, màng loa rung động phát ra âm thanh.
Nội dung 2: Sự lan truyền âm thanh
Các em hãy quan sát thí nghiệm SHS trang 40 và trả lời câu hỏi:
- Nếu bật chuông đồng hồ reo thì em có nghe được tiếng chuông không?
- Tiếng chuông đồng hồ truyền đến tai em qua chất nào?
- Nếu bật chuông đồng hồ reo và đặt đồng hồ vào túi ni-lông, buộc lại rồi thả vào bình nước thì em có thể nghe được tiếng chuông không? Nếu nghe được thì tiếng chuông đồng hồ truyền đến tai em qua chất nào?
Video trình bày nội dung:
- Có nghe được tiếng chuông.
- Tiếng chuông đồng hồ truyền qua chất khí.
- Có nghe được tiếng chuông; tiếng chuông truyền qua chất lỏng và chất rắn.
Nội dung 3: So sánh độ to của âm thanh khi lại gần hoặc ra xa nguồn âm
Các em hãy trao đổi theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ:
- Đặt đồng hồ lên bàn yêu cầu HS lắng nghe tiếng tích tắc của đồng hồ. Các bạn ngồi ở bàn nào nghe thấy tiếng tích tắc to nhất, nhỏ nhất?
- Nhà bạn Minh ở gần ga tàu hỏa, nhà bạn Hoa ở xa ga hơn. Bạn nào nghe thấy tiếng còi tàu to hơn. Vì sao?
Video trình bày nội dung:
- Các bạn ngồi bàn đầu sẽ nghe thấy tiếng tích tắc to nhất, các bạn ngồi bàn cuối sẽ nghe thấy tiếng tích tắc nhỏ nhất.
-Bạn Minh sẽ nghe thấy tiếng còi tàu to hơn vì nhà bạn Minh ở gần ga tàu (nguồn âm) hơn.
..........
Nội dung video Bài 10 Âm thanh và sự truyền âm thanh còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.