Video giảng Hoá học 11 Chân trời bài 6 Sulfur và Sulfur dioxide
Video giảng Hoá học 11 Chân trời bài 6 Sulfur và Sulfur dioxide. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 6: SULFUR VÀ SULFUR DIOXIDE
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nêu được các trạng thái tự nhiên của nguyên tố lưu huỳnh (sulfur)
- Trình bày được cấu tạo, tính chất vật lí, hóa học cơ bản và ứng dụng của lưu huỳnh đơn chất
- Thực hiện được thí nghiệm chứng minh lưu huỳnh đơn chất vừa có tính oxi hoá (tác dụng với kim loại), vừa có tính khử (tác dụng với oxygen).
- Trình bày được tính oxi hoá (tác dụng với hydrogen sulfide) và tính khử (tác dụng với nitrogen dioxide trong không khí) và ứng dụng của sulfur dioxide (khả năng tẩy màu, diệt nấm mốc,...)
- Trình bày được sự hình thành sulfur dioxide do tác động của con người, tự nhiên, tác hại của sulfur dioxide và một số biện pháp làm giảm thiểu lượng sulfur dioxide thải vào không khí.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Sulfur (lưu huỳnh) còn được gọi là lưu hoàng, sinh diêm vàng, diêm sinh, đã được biết đến từ thời cổ đại. Theo em, nguyên tố lưu huỳnh có những tính chất gì và được ứng dụng vào sản xuất đời sống con người như thế nào?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1: Đơn chất lưu huỳnh
Bây giờ, cô có một vài câu hỏi dành cho cả lớp. Các em hãy suy nghĩ thật kỹ và đưa ra câu trả lời nhé.
- Quan sát hình và hãy cho biết trong tự nhiên lưu huỳnh tồn tại ở những dạng chất nào?
- Quan sát hình 6.3, hãy nêu một số tính chất vật lí của lưu huỳnh
- Mô tả cấu tạo phân tử lưu huỳnh.
- Nêu hiện tượng xảy ra ở thí nghiệm 1. Sắt tác dụng với lưu huỳnh. Xác định vai trò của các chất trong phản ứng Fe và S ở thí nghiệm này.
- Hãy nêu một số ứng dụng của lưu huỳnh đơn chất trong đời sống và sản xuất.
Video trình bày nội dung:
* Tìm hiểu trạng thái tự nhiên của lưu huỳnh
- Trong tự trong tự nhiên lưu huỳnh tồn tại ở dạng đơn chất và hợp chất:
+ Đơn chất: có thể tìm thấy ở gần các suối nước nóng hoặc các khu vực núi lửa.
+Hợp chất có nhiều trong các khoáng vật sulfide của Fe, Pb, Zn, muối sulfate, lòng trắng trứng gà,...
* Tìm hiểu cấu tạo, tính chất vật lí cơ bản của lưu huỳnh đơn chất
- Ở điều kiện thường, lưu huỳnh là chất rắn màu vàng. Ngoài ra, lưu huỳnh đơn chất không tan trong nước
- Lưu huỳnh tồn tại ở dạng phân tử có 8 nguyên tử liên kết cộng hóa trị với nhau tạo mạch vòng. Tuy nhiên, để đơn giản, người ta dùng kí hiệu S mà không dùng kí hiệu S8 trong các phản ứng hoá học.
* Tìm hiểu tính chất hóa học của lưu huỳnh đơn chất
- Hiện tượng: Khi đốt nóng hỗn hợp, lưu huỳnh nóng chảy, hỗn hợp cháy sáng đỏ, xuất hiện chất rắn màu đen.
Fe + S FeS
Trong phản ứng, Fe đóng vai trò là chất khử, S đóng vai trò là chất oxi hoá
* Tìm hiểu ứng dụng của lưu huỳnh đơn chất
- Lưu huỳnh được ứng dụng nhiều trong sản xuất sulfuric acid để sử dụng trong ắc quy, bột giặt. lưu hoá cao su, thuốc diệt nấm và dùng trong sản xuất phân bón.
- Với bản chất dễ cháy, lưu huỳnh còn được dùng trong các loại diêm, thuốc súng và pháo hoa.
- Lưu huỳnh nóng chảy được dùng để tạo các lớp khảm trang trí trong sản phẩm đồ gỗ.
Nội dung 2: Sulfur dioxide
Để hiểu sâu hơn về bài học hôm nay, cô muốn các em cùng nhau trả lời những câu hỏi sau đây:
- Tính chất vật lí của sulfur dioxide là gì?
- Tính chất hóa học của sulfur dioxide là gì?\
- Ứng dụng của sulfur dioxide là gì?
- Nêu một số nguồn phát thải sulfur dioxide và tác hại của loại khí này.
Video trình bày nội dung:
*Tìm hiểu tính chất vật lí của sulfur dioxide
- là chất khí, không màu, mùi xốc, độc
- nặng hơn không khí
- hoá lỏng ở - 10oC
- tan nhiều trong nước
* Tìm hiểu về tính chất hoá học của Sulfur dioxide
- Số OXH của S trong Sulfur dioxide là + 4 (số OXH trung gian)
⇒ Dự đoán: Sulfur dioxide có thể đóng vai trò là chất oxi hoá hoặc chất khử
* Tìm hiểu về ứng dụng của sulfur dioxide
- Dùng để sản xuất sulfuric acid; tẩy trắng giấy; bột giấy; chống nấm mốc cho lương thực, thực phẩm,...
* Tìm hiểu sự hình thành sulfur dioxide do tác động của con người, tự nhiên, tác hại của sulfur dioxide và một số biện pháp làm giảm thiểu lượng sulfur dioxide thải vào không khí
- Một số nguồn phát thải sulfur dioxide
+ Trong tự nhiên: Núi lửa phun trào, các quá trình phân hủy, thối rữa xác động thực vật, các phản ứng hóa học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sulfur, …
+ Tác động của con người: từ các trung tâm nhiệt điện, từ các lò nung, lò hơi khí đốt nhiên liệu than, dầu và khí đốt có chứa lưu huỳnh hay các hợp chất có chứa lưu huỳnh.
- Tác hại:
+Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người: gây kích ứng mũi, họng, phổi, ho khan, thở khò khè, căng tức lồng ngực, khi thời gian tiếp xúc kéo dài, SO2 có thể làm giảm dung tích phối.
+SO2 kết hợp với các hạt PM10, PM2.5 tạo thành các sulfur oxide mới với kích thước siêu nhỏ. Các hạt mới sinh ra đi vào trong nội tạng của cơ thể con người như phổi, tim,.. và gây ra nhiều biến chứng.
+ Tác động trực tiếp, tiêu cực đến môi trường tự nhiên. Khi nồng độ SO2 ở mức độ cao, lá cây có thể bị bỏng hoặc cây không thể phát triển. SO2 trong khí quyển tương tác với độ ẩm không khí, rơi xuống mặt đất dưới dạng mưa acid.
……………………..
Nội dung video Bài 6 còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.