Slide bài giảng toán 6 kết nối bài 7: Thứ tự thực hiện các phép tính

Slide điện tử bài 7: Thứ tự thực hiện các phép tính. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Toán 6 kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 7. THỨ TỰ THỰC HIỆN CÁC PHÉP TÍNH

Bài 1: Trong tình huống mở đầu, bạn nào làm đúng quy ước trên?

BÀI 7. THỨ TỰ THỰC HIỆN CÁC PHÉP TÍNH

Trả lời rút gọn:

Bạn Vuông làm đúng theo quy ước. Vì thứ tự thực hiện phép tính là nhân chia trước, cộng trừ sau.

Bài 2: Tính giá trị của các biểu thức sau:

a) 25.23 – 32 + 125.

b) 2.32 + 5.(2 + 3).

Trả lời rút gọn:

a) 25.23 – 32 + 125 = 25.8 – 9 + 125 = 200 - 9 + 125 = 191 + 125 =316;

b) 2.32 + 5.(2+3) = 2.9 + 5.5 = 18 + 25 = 43. 

Bài 3: Một người đi xe đạp trong 5 giờ. Trong 3 giờ đầu, người đó đi với vận tốc 14km/h; 2 giờ sau, người đó đi với vận tốc 9km/h.

a) Tính quãng đường người đó đi được trong 3 giờ đầu; trong 2 giờ sau.

b) Tính quãng đường người đó đi được trong 5 giờ.

Trả lời rút gọn: 

a) Quãng đường người đó đi được trong 3 giờ đầu là:         

             14. 3 = 42 (km)

    Quãng đường người đó đi được trong 2 giờ sau là:         

             9. 2 = 18 (km)

b) Quãng đường người đó đi được trong 5 giờ là:         

             42 + 18 = 60 (km)

Bài 4: 

a) Lập biểu thức tính diện tích của hình chữ nhật ABCD (hình dưới). 

BÀI 7. THỨ TỰ THỰC HIỆN CÁC PHÉP TÍNH

b) Tính diện tích của hình chữ nhật đó khi a = 3cm. 

Trả lời rút gọn: 

a) Độ dài đoạn thẳng AB là:  

   a + a + 1 = 2.a + 1 (đơn vị độ dài)

   Diện tích hình chữ nhật ABCD là:

   AB . AD = a . (2.a + 1) (đơn vị diện tích)

b) Khi a = 3cm thì diện tích hình chữ nhật là:

   3. (2.3 + 1) = 3 . 7 = 21 (cm2)

BÀI TẬP CUỐI SGK

Bài 1.46 : Tính:

a) 235 + 78 - 142;

b) 14 + 2 . 82;

c) {23+ [1 +(3-1)2]}:13. 

Trả lời rút gọn:

a) 235 + 78 - 142 = 171

b) 14 + 2 . 82  = 14 + 2 . 64 = 142

c) {23+ [1 + (3-1)2]} : 13 = [8 + (1 + 4)] : 13 

= (8 + 5) : 13 = 13 : 13 = 1

Bài 1.47 : Tính giá trị của biểu thức:

1 + 2(a + b) – 4 khi a = 25; b = 9.

Trả lời rút gọn:

1 + 2(a + b) - 43= 5 khi a = 25; b = 9.

Bài 1.48: Trong 8 tháng đầu năm, một cửa hàng bán được 1 264 chiếc ti vi. Trong 4 tháng cuối năm, trung bình mỗi tháng cửa hàng bán được 164 chiếc ti vi. Hỏi trong cả năm, trung bình mỗi tháng cửa hàng đó bán được bao nhiêu ti vi? Viết biểu thức tính kết quả.

Trả lời rút gọn:

Số ti vi 4 tháng cuối năm cửa hàng đó bán được là:

          164 . 4 = 656 (chiếc)

Tổng số ti vi cả năm cửa hàng đó bán được là:

          656 + 264 = 1920 ( chiếc)

Vậy trong cả năm, trung bình mỗi tháng cửa hàng bán được số ti vi là:

          1920 : 12 = 160 (chiếc)

Bài 1.49: Căn hộ nhà bác Cường diện tích 105 m2. Ngoại trừ bếp và nhà vệ sinh diện tích 30 m2, toàn bộ diện tích sàn còn lại được lát gỗ như sau: 18 m2 được lát bằng gỗ loại 1 giá 350 nghìn đồng/ m2, phần còn lại dùng bằng gỗ loại 2 có giá 170 nghìn đồng/ m2. Công lát là 30 nghìn đồng/ m2

Viết biểu thức tính tổng chi phí bác Cường cần trả để lát sàn căn hộ như trên. Tính giá trị của biểu thức đó.

Trả lời rút gọn:

Biểu thức tính tổng chi phí bác Cường cần trả để lát sàn là:

350 000. 18 + 170 000. (105 - 30 - 18) + 30 000. (105 - 30)

 = 6 300 000 + 57. 170 000 + 75 . 30 000

= 6 300 000 + 9 690 000 + 2 250 000

= 18 240 000 ( đồng)

Vậy tổng chi phí bác Cường cần trả để lát sàn căn hộ trên là 18 240 000 đồng.