Slide bài giảng toán 6 kết nối bài 19: Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân
Slide điện tử bài 19: Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Toán 6 kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 19. HÌNH CHỮ NHẬT. HÌNH THOI.
HÌNH BÌNH HÀNH. HÌNH THANG CÂN
1. HÌNH CHỮ NHẬT
Bài 1: Em hãy tìm một số hình ảnh của hình chữ nhật trong thực tế.
Trả lời rút gọn:
Một số hình ảnh của hình chữ nhật: cửa, ti vi, tủ lạnh, gạch ốp tường, mảnh vườn, hộp bánh, …
Bài 2: Quan sát hình chữ nhật ở Hình 4.8a.
1. Nêu tên đỉnh, cạnh, đường chéo, hai cạnh đối của hình chữ nhật ABCD (H.4.8b).
2. Dùng thước đo góc để đo và so sánh các góc của hình chữ nhật ABCD.
3. Dùng thước thẳng hoặc compa để so sánh hai cạnh đối, hai đường chéo của hình chữ nhật ABCD.
Trả lời rút gọn:
1) Đỉnh: A, B, C, D.
Cạnh: AB, BC, CD, DA.
Đường chéo: AC, BD.
Hai cạnh đối: AB và CD; BC và AD.
2) Các góc của hình chữ nhật đều bằng nhau và bằng 900.
3) Hai cạnh đối của hình chữ nhật bằng nhau, hai đường chéo của hình chữ nhật bằng nhau.
2. HÌNH THOI
Bài 1:
1. Trong các đồ vật có ở Hình 4.9, đồ vật nào có dạng hình thoi?
2. Em hãy tìm thêm một số hình ảnh khác của hình thoi trong thực tế.
Trả lời rút gọn:
1) Đồ vật có dạng hình thoi là chiếc nhẫn.
2) Một số hình ảnh khác của hình thoi trong thực tế: cánh diều, họa tiết trang trí, cánh cửa kéo, …
Bài 2: Quan sát hình thoi ở Hình 4.10a.
1. Dùng thước thẳng hoặc compa so sánh các cạnh của hình thoi (H.4.10b).
2. Kiểm tra xem hai đường chéo của hình thoi có vuông góc với nhau không ?
3. Các cạnh đối của hình thoi có song song với nhau không?
4. Các góc đối của hình thoi ABCD có bằng nhau không?
Trả lời rút gọn:
1) Các cạnh của hình thoi bằng nhau.
2) Hai đường chéo của hình thoi vuông góc với nhau.
3) Các cạnh đối của hình thoi song song với nhau.
4) Các góc đối của hình thoi bằng nhau.
3. HÌNH BÌNH HÀNH
Bài 1:
1. Hình bình hành có trong hình ảnh nào dưới đây (H.4.11)?
2. Em hãy tìm thêm một số hình ảnh khác của hình bình hành trong thực tế.
Trả lời rút gọn:
1) Hình hình hành có ở hình c.
2) Một số hình ảnh của hình bình hành trong thực tế: họa tiết trang trí, …
Bài 2: Quan sát hình bình hành ở Hình 4.12a.
1. Đo và so sánh độ dài các cạnh đối của hình bình hành ABCD (H.4.12b).
2. Đo và so sánh OA với OC, OB với OD.
3. Các cạnh đối của hình bình hành ABCD có song song với nhau không?
4. Các góc đối của hình bình hành ABCD có bằng nhau không?
Trả lời rút gọn:
1) Các cạnh đối của hình bình hành bằng nhau.
2) OA = OC; OB = OD.
3) Các cạnh đối của hình bình hành song song với nhau.
4) Các góc đối của hình bình hành bằng nhau.
4. HÌNH THANG CÂN
Bài 1: Mặt bàn ở hình bên là hình ảnh của một hình thang cân. Em hãy tìm thêm một số hình ảnh khác của hình thang cân trong thực tế.
Trả lời rút gọn:
Một số hình ảnh hình thang cân trong thực tế: họa tiết trang trí, cái thang, mặt cắt của tòa tháp, …
Bài 2: Quan sát hình thang cân ở Hình 4.13a.
1. Gọi tên các đỉnh, đáy lớn, đáy nhỏ, đường chéo, cạnh bên của hình thang cân ABCD (H.4.13b).
2. Sử dụng thước thẳng hoặc compa để so sánh hai cạnh bên, hai đường chéo của hình thang cân ABCD.
3. Hai đáy của hình thang cân ABCD có song song với nhau không?
4. Hai góc kề một đáy của hình thang cân ABCD có bằng nhau không?
Trả lời rút gọn:
1) Đỉnh: A, B, C, D
Đáy lớn: DC
Đáy nhỏ: AB
Đường chéo: AC, BD
Cạnh bên AD, BC
2) Hai cạnh bên hình thang cân bằng nhau.
Hai đường chéo hình thang cân bằng nhau.
3) Hai đáy của hình thang cân song song với nhau.
4) Hai góc kề một đáy của hình thang bằng nhau.
Bài 3: Hình nào trong các hình đã cho là hình thang cân? Hãy cho biết tên hình thang cân đó
Trả lời rút gọn:
Hình thang cân trong các hình là hình thang HKIJ.
BÀI TẬP CUỐI SGK
Bài 4.9: Vẽ hình chữ nhật có một cạnh dài 6 cm, một cạnh dài 4 cm.
Trả lời rút gọn:
Hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6 cm; chiều rộng BC = 4 cm.
Bài 4.10: Vẽ hình thoi có cạnh 4 cm.
Trả lời rút gọn:
Hình thoi ABCD có cạnh bằng 4 cm.
Bài 4.11: Vẽ hình bình hành có độ dài một cạnh bằng 6 cm, một cạnh bằng 3 cm.
Trả lời rút gọn:
Hình bình hành ABCD có cạnh AB = 6 cm, BC = 3 cm.
Bài 4.12: Hãy kể tên các hình thang cân, hình chữ nhật có trong hình lục giác đều sau:
Trả lời rút gọn:
Các hình thang cân: ABCD, BCDE, CDEF, DEFA, EFAB, FABC.
Các hình chữ nhật: ABDE, BCEF, CDFA.
Bài 4.13: Cho hình bình hành ABCD, hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại điểm I. Sử dụng compa hoặc thước thẳng kiểm tra xem điểm I có là trung điểm của hai đường chéo AC và BD không?
Trả lời rút gọn:
Điểm I là trung điểm của hai đường chéo AC và BD.
Bài 4.14: Vẽ và cắt từ giấy một hình thoi tùy ý. Sau đó cắt hình thoi theo hai đường chéo của nó để được bốn mảnh. Ghép lại bốn mảnh đó để được một hình chữ nhật.
Trả lời rút gọn:
Học sinh tự làm.
Bài 4.15: "Bàn làm việc đa năng". Hãy cắt 6 hình thang cân giống nhau rồi ghép thành hình mặt chiếc bàn làm việc như hình dưới đây:
Trả lời rút gọn:
Học sinh tự làm.