Slide bài giảng toán 6 kết nối bài 17: Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên
Slide điện tử bài 17: Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Toán 6 kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 17. PHÉP CHIA HẾT. ƯỚC VÀ BỘI CỦA MỘT SỐ NGUYÊN
1. PHÉP CHIA HẾT
Bài 1:
1. Thực hiện phép chia 135 : 9. Từ đó suy ra thương của các phép chia 135 : (-9) và (-135) : (-9)
2.Tính:
a) (-63) : 9;
b) (-24) : (-8)
Trả lời rút gọn:
1. 135 : 9 = 15
Từ đó ta có: 135 : (-9) = -15 ; (-135) : (-9) = 15.
2. a) (-63) : 9 = -7 ; (-24) : (-8) = 3
2. ƯỚC VÀ BỘI
Bài 1:
a) Tìm các ước của – 9;
b) Tìm các bội của 4 lớn hơn – 20 và nhỏ hơn 20.
Trả lời rút gọn:
a) Các ước của -9 là: -9; -3; -1; 1; 3; 9
b) Các bội của 4 lớn hơn -20 và nhỏ hơn 20 là: -16; -12; -8; -4; 0; 4; 8; 12; 16
Bài 2: Tranh luận
Không biết Tròn tìm được hai số nguyên nào nhỉ ?
Trả lời rút gọn:
a b và b a => a = b
=> Ví dụ hai số nguyên a, b khác nhau mà a b và b a là : -3 và 3; -5 và 5; …
BÀI TẬP CUỐI SGK
Bài 3.39: Tính các thương:
a) 297 : (-3)
b) (-396) : (-12)
c) (-600) : 15
Trả lời rút gọn:
a) 297 : (-3) = -99
b) (-396) : (-12) = 33
c) (-600) : 15 = -40
Bài 3.40:
a) Tìm các ước của mỗi số: 30; 42; -50
b) Tìm các ước chung của 30 và 42
Trả lời rút gọn:
a) Các ước của 30 là: -30; -15; -10; -6; -5; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30.
Các ước của 42 là: -42; -21; -14; -7; -6; -3; ; -2; -1; 1; 2; 3; 6; 7; 14; 21; 42.
Các ước của -50 là: -50; -25; -10; -5; -2; -1; 1; 2; 5; 10; 25; 50.
b) Các ước chung của 30 và 42 là: -6; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 6.
Bài 3.41: Viết các tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử:
M = {x ∈ Z| x ⋮ 4 và -16 ≤ x < 20}
Trả lời rút gọn:
M = {-16; -12; -8; -4; 0; 4; 8; 12; 16}
Bài 3.42: Tìm hai ước của 15 có tổng bằng -4
Trả lời rút gọn:
Các ước của 15 là: -15; -5; -3; -1; 1; 3; 5; 15.
Vậy hai ước có tổng bằng -4 là: -5 và 1.
Bài 3.43: Giải thích tại sao: Nếu hai số cùng chia hết cho -3 thì tổng và hiệu của hai số đó cũng chia hết cho -3. Hãy thử phát biểu một kết luận tổng quát.
Trả lời rút gọn:
Hai số cùng chia hết cho -3 thì được viết dưới dạng (-3).a và (-3).b (a, b thuộc Z)
Khi đó tổng 2 số là (-3)(a + b) chia hết cho (-3)
Hiệu 2 số là (-3).(a - b) chia hết cho (-3)
Tổng quát: Cho các số a, b, c thuộc Z, a và b cùng chia hết cho c thì tổng hoặc hiệu của chúng cũng chia hết cho c.