Slide bài giảng tiếng Việt 3 kết nối bài 26 tiết 3: Luyện từ và câu

Slide điện tử bài 26 tiết 3: Luyện từ và câu. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 3 kết nối tri thừc sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐỀ: ĐẤT NƯỚC NGÀN NĂM

BÀI 26 : RÔ-BỐT Ở QUANH TA

Luyện từ và câu

A. KHỞI ĐỘNG

- GV giao nhiệm vụ cho HS:

+ Làm việc theo nhóm (2 bàn/nhóm): Cùng bạn trao đổi về công dụng của các đồ vật trong hình.

+ GV đặt câu hỏi gợi ý: Đồ vật đó tên là gì? Người ta dùng nó để làm gì? So với các đồ vật đơn sơ hơn (có cùng công dụng), nó tiện lợi hơn ở điểm gì?...

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:

  • Trong những câu thơ, câu văn dưới đây, dấu hai chấm dùng để làm gì? 
  • Chọn dấu hai chấm hoặc dấu phẩy thay cho ô vuông trong đoạn văn. Vì sao em chọn dấu câu đó?
  • Nói tiếp để hoàn thành các câu đã cho
  • Cùng bạn đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Trong những câu thơ, câu văn dưới đây, dấu hai chấm dùng để làm gì?

Trong những câu thơ, câu văn dưới đây, dấu hai chấm dùng để làm gì?

Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là phần giải thích.

+ Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là phần liệt kê.

Nội dung ghi nhớ:

Dấu hai chấm trong các câu thơ ở bài tập a dùng để báo hiệu bộ phận câu đứng sau là phần giải thích.

Dấu hai chấm trong các câu văn ở bài tập b và c dùng để báo hiệu bộ phận cầu đứng sau là phần liệt kê.

Hoạt động 2: Chọn dấu hai chấm hoặc dấu phẩy thay cho ô vuông trong đoạn văn. Vì sao em chọn dấu câu đó?

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (2 bàn/ nhóm), đặt các câu hỏi gợi ý:

+ Bộ phận nào trong câu giải thích rõ sở thích đặc biệt của Mèo Mun?

+ Mèo mẹ mua những loại cá nào?

+ Bộ phận nào của câu có ý nghĩa liệt kê các loại cá đó?

+ Chỉ ra bộ phận câu giải thích một việc quen thuộc của Mèo Mun. Trước những bộ phận câu trên, cần đặt dấu hai chấm hay dấu phẩy?.

Hoạt động 3: Nói tiếp để hoàn thành các câu đã cho

- GV nhận xét kết quả của các nhóm, ghi nhận những cách viết đúng, sinh động, hợp lí. VD:

a. Rô-bốt được tạo ra để làm thay con người trong nhiều việc nguy hiểm.

b. Trai tráng khắp Hy Lạp đổ về thành phố Ô-lim-pi-a để thi đấu thể thao.

c. Chúng ta cần học ngoại ngữ để có thể giao tiếp với bạn bè quốc tế.

Hoạt động 4: Cùng bạn đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?

- GV gợi ý: Các em cần đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? với các hoạt động khác nhau.

- GV yêu cầu HS trao đổi trong nhóm 4. Mỗi nhóm, tìm được ít nhất 2 cặp “câu hỏi - câu trả lời”.

- GV mời 2 – 3 nhóm trình bày dưới hình thức đóng vai hỏi – đáp (kết hợp với cử chỉ, điệu bộ phù hợp).