Slide bài giảng tiếng Việt 3 kết nối bài 10 tiết 1: Đọc: Con đường đến trường

Slide điện tử bài 10 tiết 1: Đọc: Con đường đến trường. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 3 kết nối tri thừc sẽ khác biệt

Xem slide điện tử hiện đại, hấp dẫn. => Xem slide

Tóm lược nội dung

BÀI 10: CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG (4 tiết)

TIẾT 1: ĐỌC

A. KHỞI ĐỘNG

- GV đặt câu hỏi: Em thích quan sát những gì trên đường đi học?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:

  • Đọc văn bản
  • Trả lời câu hỏi
  • Luyện đọc lại

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

Bài đọc có thể chia thành mấy đoạn?

Sản phẩm dự kiến :

+ Đoạn 1: từ đầu đến nhấm nháp.

+ Đoạn 2: tiếp theo đến bàn chân.

+ Đoạn 3: tiếp theo đến ngập trong nước lũ.

+ Đoạn 4: phần còn lại.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

Câu 1: Ở đoạn 1, con đường đến trường của bạn nhỏ hiện lên như thế nào?

Sản phẩm dự kiến :

Hình dáng con đường: nằm vắt vẻo lưng chừng đồi; Bề mặt đường: mấp mô; Hai bên đường: lúp xúp cây cỏ dại, cây lạc tiên.

Câu 2: Con đường được miêu tả như thế nào?

Sản phẩm dự kiến :

Vào ngày nắng: đất dưới chân xốp nhẹ như bông, mặt đường có những viên đá, sỏi găm vào bàn chân người đi trên đường.

Vào mùa mưa: con đường lầy lội và trơn trượt, nhiều khúc đường ngập trong nước lũ.

Câu 3: Vì sao các bạn nhỏ không nghỉ một buổi học nào kể cả khi trời mưa rét?

Sản phẩm dự kiến :

Phần đứng sau cụm từ “ấy là do” sẽ là phần giải thích lí do.

Câu 4: Theo em, bạn nhỏ có tình cảm như thế nào với cô giáo?

Sản phẩm dự kiến :

Bạn nhỏ không nghỉ buổi học nào vì xúc động trước việc làm của cô: đón và đưa các bạn đến lớp những ngày trời mưa rét. Như vậy, chắc chắn bạn nhỏ rất yêu thương, quý trọng cô giáo của mình,...

Câu 5: Con đường đi học của các bạn nhỏ trong bài gợi cho em những suy nghĩ gì?

Sản phẩm dự kiến :

Đường đến trường của các bạn rất vất vả, khó khăn, nhưng các bạn vẫn chịu khó đi học. Trên đường đi học, các bạn vẫn rất vui vẻ nói chuyện cùng nhau, ăn quả lạc tiên với nhau, thi xem ai chạy nhanh hơn. Các bạn rất đáng để chúng ta khâm phục.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

GV yêu cầu HS đọc diễn cảm toàn bài Con đường đến trường.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 

Câu 1: Tác giả của bài đọc “Con đường đến trường” là ai?

A. Đỗ Đăng Dương

B. Đỗ Phủ

C. Tô hoài

D. Lê Minh Khuê

Câu 2: Bài đọc mô tả con đường đi học ở vùng nào?

A. Vùng đồi núi

B. Vùng sông nước

C. Vùng đồng bằng

D. Thành phố Hà Nội

Câu 3: Đâu là đặc điểm của con đường đến trường?

A. Mặt đường bằng phẳng, hai bên đường toàn những cây cổ thủ lâu năm.

B. Mặt đường mấp mô, hai bên đường lúp xúp những bụi cây cỏ dại, cây lạc tiên.

C. Mặt đường chỗ thì trươn trượt, chỗ thì mấp mô, chỗ thì chỉ có đá và sỏi; hai bên đường chỗ có nhà ở, chỗ thì cỏ dại mọc cao ngút.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Con đường ngày nắng được miêu tả như thế nào?

A. Gió thổi vù vù, đất đá mấp mô, khó đi.

B. Có gió thổi, đất dưới chân xốp nhẹ như bông.

C. Lầy lội, trơn trượt.

D. Nắng nóng cháy da cháy thịt, đường bốc lên khí nóng, khô không khốc.

Câu 5: Con đường đến trường vào ngày mưa có đặc điểm gì?

A. Trơn trượt, lầy lội, dễ ngã.

B. Đẹp, dễ đi, đất đường cứng chắc.

C. Gần giống với ngày nắng vì nơi đây ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết.

D. Tác giả không đề cập đến.

Đáp án gợi ý:

Câu 1: A

Câu 2: A

Câu 3: B

Câu 4: B

Câu 5: A