Slide bài giảng tiếng Việt 3 kết nối bài 14 tiết 1: Đọc: Cuộc họp của chữ viết

Slide điện tử bài 14 tiết 1: Đọc: Cuộc họp của chữ viết. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 3 kết nối tri thừc sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

TIẾT 1: ĐỌC

A. KHỞI ĐỘNG

GV chiếu đoạn văn chuẩn bị sẵn không có dấu câu và phóng to để HS xem và trả lời câu hỏi

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM: 

  • Đọc văn bản 
  • Trả lời câu hỏi 
  • Luyện đọc lại 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Đọc văn bản

GV đọc cả bài, giọng kể chuyện, thay đổi ngữ điệu ở chỗ lời nói trực tiếp của các nhân vật.

2. Trả lời câu hỏi

+ Câu chuyện kể về cuộc họp của những ai?.

+ Cuộc họp đó bàn về chuyện gì?.

+ Vì sao không ai hiểu những điều bạn Hoàng đã viết?.

+ Dựa vào lời đề nghị của bác chữ A, sắp xếp các bước mà Hoàng cần thực hiện.

+ Em hãy góp thêm ý kiến để giúp bạn Hoàng viết đúng.

Nội dung ghi nhớ:

+ Câu chuyện kể về cuộc họp của các chữ cái và dấu câu.

+ Cuộc họp đó bàn về việc tìm cách giúp đỡ Hoàng, vì bạn ấy không biết cách chấm câu.

+ Không ai hiểu những điều Hoàng viết vì bạn ấy chấm câu không đúng chỗ

+ Dấu chấm được giao nhiệm vụ giúp đỡ Hoàng sửa lỗi. Các bước giúp Hoàng sửa lỗi trước khi chấm câu là: viết câu - đọc lại cầu - chấm câu.

+ Muốn viết đúng, viết hay, các em nên đọc thật nhiều. Đọc nhiều giúp các em quen với các hiện tượng chính tả, ngữ pháp, và từ đó tránh được việc viết sai chính tả, ngữ pháp. Đọc nhiều cũng giúp các em có vốn từ ngữ phong phú, nâng cao hiểu biết về cuộc sống xung quanh, các em sẽ biết cách diễn đạt hay hơn, nhiều ý tưởng mới hơn. Việc đọc và viết gắn bó rất chặt chẽ. Vì thế, các em nhớ, muốn viết tốt, các em phải đọc tốt, đọc nhiều.

3. Luyện đọc lại

Đọc nối tiếp theo nhóm 4 người.

C. VẬN DỤNG 

Câu 1: Ai là người dõng dạc mở đầu cuộc họp?

A. Bác chữ A

B. Bác chữ B

C. Bác dấu chấm 

D. Bác dấu phẩy

Câu 2: Cuộc họp của chữ viết mở vào thời gian nào?

A. Bắt đầu giờ học

B. Trước giờ học

C. Ngày nghỉ 

D. Vừa tan học

Câu 3: Có những ai tham gia vào cuộc họp?

A. Các chữ cái , dấu câu

B. Hoàng 

C. Dấu câu

D. Cô giáo

Câu 4: Bạn hoàng đã mắc lỗi gì khi viết ?

A. Viết sai lỗi chính tả 

B. Hoàn toàn không biết chấm câu

C. Viết chữ xấu

D. Viết thiếu dấu phẩy

Câu 5: Bài đọc “Cuộc họp của chữ viết” phỏng theo truyện của ai?

A. Trần Đăng Khoa

B. Victor Hugo

C. La Fontaine

D. Trần Ninh Hồ

Nội dung ghi nhớ :

Câu 1 : A 

Câu 2 : D

Câu 3 : A

Câu 4 : B

Câu 5: D