Slide bài giảng tiếng Việt 3 kết nối bài 10 tiết 4: Luyện viết đoạn

Slide điện tử bài 10 tiết 4: Luyện viết đoạn. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 3 kết nối tri thừc sẽ khác biệt

Xem slide điện tử hiện đại, hấp dẫn. => Xem slide

Tóm lược nội dung

BÀI 10: CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG (4 tiết)

TIẾT 4: LUYỆN VIẾT ĐOẠN

A. KHỞI ĐỘNG

- GV đặt câu hỏi: Em thích quan sát những gì trên đường đi học?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:

  • Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý
  • Trao đổi bài viết của em với bạn
  • Vận dụng

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý

Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người thân mà em yêu quý.

Sản phẩm dự kiến :

Gợi ý:

  • Giới thiệu về người thân mà em yêu quý.
  • Nêu những điểm mà em thấy ấn tượng về người đó.
  • Nêu cảm xúc của em khi nghĩ đến người đó.

Hoạt động 2: Trao đổi bài viết của em với bạn

- GV gọi 1 HS đọc phần hướng dẫn của BT 2:

+ Đọc bài viết của bạn và góp ý cho bạn.

+ Nghe bạn góp ý về bài viết của mình.

+ Sửa lại bài cho hay hơn.

Hoạt động 3: Vận dụng

GV yêu cầu HS đọc thêm được những văn bản mới về trường lớp hoặc tự đọc được bài Ngôi trường mới.

CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ

GV nhận xét về kết quả học tập bài 10: Sau bài học này, chúng ta đã:

+ Đọc hiểu bài đọc Con đường đến trường, cảm thông và chia sẻ với các bạn nhỏ miền núi – nơi mà con đường đi học thực sự khó khăn.

+ Mở rộng vốn từ chỉ đặc điểm, hiểu được các nhóm nhỏ trong hệ thống từ chỉ đặc điểm; sử dụng đúng các từ chỉ đặc điểm trong câu.

+ Viết được 2-3 câu nêu cảm nghĩ về một người mà em yêu quý.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 14: Qua đặc điểm con đường và cách học sinh đến trường vào mùa mưa, ta có thể đưa ra nhận xét gì?

A. Con đường rất xấu và học sinh phải rất khó khăn, khổ sở mới có thể đến trường được.

B. Con đường rất đẹp và học sinh có thể đến trường một cách đơn giản.

C. Con đường đầy rẫy hiểm nguy và học sinh phải đến trường trong sự lo âu, sỡ hãi.

D. Cả A và C.

Câu 15: Bạn nhỏ có tình cảm như thế nào đối với cô giáo?

A. Ngưỡng mộ năng lực siêu phàm của cô nên không nghỉ buổi học nào để lĩnh hội được hết tất cả.

B. Ghét cô vì nếu không có cô thì em đã không phải đi học.

C. Khinh thường cô giáo, vì cho rằng cô thật rảnh rỗi.

D. Thương cô, trân trọng những gì cô dành cho mình và các bạn nên không nghỉ buổi học nào.

Câu 16: Đâu là những từ láy đã được sử dụng trong bài đọc?

A. Vắt vẻo, lúp xúp, vù vù, lầy lội

B. Trong trắng, mập mạp, mấp mô, trơn trượt

C. Mặt đường, cánh rừng, đá dăm, viên sỏi

D. Đưa, hái, tranh thủ, nghỉ

Câu 17: Nội dung của bài đọc là gì?

A. Nói về con đường đi học đầy niềm vui, giống như trong bài “Đi học vui sao”.

B. Nói về quang cảnh của vùng cao, nơi các bạn học sinh miền xuôi phải lên học.

C. Nói về con đường đến trường không hề thuận tiện và tinh thần vượt khó của cô và các bạn học sinh vùng cao.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 18: Liên hệ thực tế với con đường đến trường thực tế, đặc biệt là đối với các bạn học sinh thành phố, hãy so sánh với con đường trong bài đọc và rút ra ý nghĩa.

A. Con đường cũng mấp mô, khó đi, trơn trượt khi mưa gió. Ý nghĩa: phải luôn vươn lên trong cuộc sống để được ánh sáng tri thức soi rọi.

B. Hai con đường không khác gì nhau. Ý nghĩa: cần nâng cấp cơ sở vật chất để giúp học sinh đi học dễ dàng hơn.

C. Cả A và B.

D. Con đường to rộng, bằng phẳng, dễ đi, không ngại mưa gió. Ý nghĩa: hãy trân trọng những gì mình đang có và cảm thông cho những bạn học sinh vùng cao.

Đáp án gợi ý:

Câu 1: D

Câu 2: D

Câu 3: A

Câu 4: C

Câu 5: D