Slide bài giảng tiếng Việt 3 kết nối bài 10 tiết 3: Luyện từ và câu
Slide điện tử bài 10 tiết 3: Luyện từ và câu. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 3 kết nối tri thừc sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 10: CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG (4 tiết)
TIẾT 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
A. KHỞI ĐỘNG
- GV đặt câu hỏi: Em thích quan sát những gì trên đường đi học?
NỘI DUNG BÀI HỌC BAO GỒM
- Tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm của con đường
- Tìm thêm các từ ngữ chỉ đặc điểm cho mỗi nhóm: màu sắc, âm thanh, hương vị và mỗi nhóm đặt một câu với từ ngữ tìm được
- Chọn từ chỉ đặc điểm thay cho ô vuông: xanh um, nhộn nhịp, đỏ rực, râm ran, sớm
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm của con đường
Tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm của con đường.
Sản phẩm dự kiến :
Những từ ngữ nói về đặc điểm con đường có trong bài: mấp mô, lầy lội, trơn trượt; ngoài bài có thể có các từ như: bằng phẳng, rộng rãi, thoáng đãng thênh thang, gồ ghề, khúc khuỷu, hẹp, nhỏ, gập ghềnh,...
Hoạt động 2: Tìm thêm các từ ngữ chỉ đặc điểm cho mỗi nhóm: màu sắc, âm thanh, hương vị và mỗi nhóm đặt một câu với từ ngữ tìm được
Tìm thêm các từ ngữ chỉ đặc điểm cho mỗi nhóm dưới đây và mỗi nhóm đặt một câu với từ ngữ tìm được.
Sản phẩm dự kiến :
+ Từ ngữ chỉ màu sắc: tím, vàng, vàng óng, đen sì, đỏ au, trắng tinh, trắng bóng,...
+ Từ ngữ chỉ âm thanh: róc rách, ì ẩm, ầm ầm, khanh khách, vi vu, xào xạc, lao xao,...
+ Từ ngữ chỉ hương vị: thơm, thơm ngát, cay, cay nồng, đắng, đắng ngắt, mặn, mặn chát, ngọt ngào, chua, chua loét,...
Hoạt động 3: Chọn từ chỉ đặc điểm thay cho ô vuông: xanh um, nhộn nhịp, đỏ rực, râm ran, sớm
GV yêu cầu HS điền từ thích hợp vào chỗ trống?
Sản phẩm dự kiến :
Buổi sáng, Nam đạp xe tới trường trên con đường quen thuộc. Hè đã sang, mấy cành phượng vĩ nở hoa đỏ rực. Tiếng ve kêu râm ran giữa những tán lá sấu xanh um. Gần đến trường, khung cảnh nhộn nhịp hẳn lên. Mấy em bé lớp 1 chia tay mẹ vào lớp, vừa đi vừa ngoái lại: “Mẹ ơi, chiều mẹ đón con sớm nhé!”.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 11: Tình cảm, sự quan tâm của cô giáo dành cho các bạn học sinh được thể hiện qua câu nào trong bài đọc?
A. Cô giáo tôi là người vùng xuôi.
B. Bàn chân cô lẫn vào bàn chân học trò trên con đường đến trường.
C. Ấy là do nhiều hôm mưa rét, cô thường đứng đợi chúng tôi ở những đoạn đường khó đi để đưa chúng tôi đến lớp.
D. Bất kể ngày mưa hay nắng, cô đều đưa chúng tôi đến trường để đảm bảo chúng tôi luôn được an toàn.
Câu 12: Câu nào trong bài sau đây có tính chất so sánh?
A. Con đường đưa tôi đến trường nằm vắt vẻo lưng chừng đồi.
B. Có đoạn, con đường như buông mình xuống chân đồi.
C. Cô giáo tôi là người vùng xuôi.
D. Con đường ấy uốn con như dải lụa đào vắt ngang dãy núi.
Câu 13: Những từ ngữ nào sau đây có thể dùng để chỉ đặc điểm của âm thanh?
A. Nhẹ nhàng, ầm ĩ, róc rách, đẹp đẽ.
B. Trống, đùng đùng, đàn, êm dịu
C. To, nhỏ, trầm, ầm ĩ.
D. Lao xao, xào xạc, huyễn hoặc, điện tử.
Câu 14: Qua đặc điểm con đường và cách học sinh đến trường vào mùa mưa, ta có thể đưa ra nhận xét gì?
A. Con đường rất xấu và học sinh phải rất khó khăn, khổ sở mới có thể đến trường được.
B. Con đường rất đẹp và học sinh có thể đến trường một cách đơn giản.
C. Con đường đầy rẫy hiểm nguy và học sinh phải đến trường trong sự lo âu, sỡ hãi.
D. Cả A và C.
Câu 15: Bạn nhỏ có tình cảm như thế nào đối với cô giáo?
A. Ngưỡng mộ năng lực siêu phàm của cô nên không nghỉ buổi học nào để lĩnh hội được hết tất cả.
B. Ghét cô vì nếu không có cô thì em đã không phải đi học.
C. Khinh thường cô giáo, vì cho rằng cô thật rảnh rỗi.
D. Thương cô, trân trọng những gì cô dành cho mình và các bạn nên không nghỉ buổi học nào.
Đáp án gợi ý:
Câu 1: C
Câu 2: D
Câu 3: C
Câu 4: D
Câu 5: D