Slide bài giảng tiếng Việt 3 kết nối bài 25 tiết 1: Những bậc đá chạm mây

Slide điện tử bài 25 tiết 1: Những bậc đá chạm mây. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 3 kết nối tri thừc sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

TIẾT 1: ĐỌC

A. KHỞI ĐỘNG

GV giới thiệu chủ điểm Cộng đồng gắn bó

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:

  • Đọc văn bản 
  • Trả lời câu hỏi 
  • Luyện đọc lại

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Đọc văn bản

GV đọc cả bài, đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

2. Trả lời câu hỏi

+ Vì sao ngày xưa người dân dưới chân núi Hồng Lĩnh phải bỏ nghề đánh cá, lên núi kiếm củi?

a. Vì lên núi kiếm củi đỡ vất vả hơn đánh cá.

b. Vì vùng biển gần đó thường xuyên có bão lớn.

c. Vì tất cả thuyền bè của họ bị bão cuốn mất.

+ Vì sao Cố Đương có ý định ghép đá thành bậc thang lên núi?

+ Công việc làm đường của cố Đương diễn ra như thế nào?.

+ Hình ảnh “những bậc đá chạm mây” nói lên điều gì về việc làm của cố Đương?

+ Đóng vai một người dân trong xóm, giới thiệu về cố Đương.

Nội dung ghi nhớ:

+ Phương án c. Câu chuyện kể vể cuộc sống của người dân thuở xưa còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Khi bão cuốn đi mất nhà cửa, thuyền bè, chài lưới, không còn gì để sinh sống, họ chỉ còn biết lên núi kiếm củi bán lấy tiền sinh sống.

+ Cố Đương là một người luôn sẵn lòng đương đầu với khó khăn, bất kể là việc của ai. Thương dân làng phải đi đường vòng rất xa để lên núi kiếm củi, ông đã một mình tìm cách làm đường. Ông đã có sáng kiến ghép đá thành bậc thang vượt dốc để có được con đường lên núi như mong muốn.

+ Mặc dù ý định ghép đá thành bậc thang vượt dốc, lên núi không ai tin có thể thành công, nhưng cố Đương không sờn lòng, vẫn quyết tâm làm. Thấy ông đói, những con vượn mang hoa quả đến cho ông. Chim chóc thay nhau ca hát để ông quên mệt. Về sau, nhiều người trong xóm tình nguyện đến làm cùng ông. Con đường lên núi đã hoàn thành sau năm năm trời.

+ Hình ảnh “những bậc đá chạm mây” khiến người đọc hình dung con đường lên núi rất cao. Con đường càng cao, càng cho thấy công sức lớn lao của cố Đương và của những người tham gia làm đường.

Hình ảnh “những bậc đá chạm mây” cho thấy con đường lên núi rất cao, như thể chạm đến cả trời. Hình ảnh đó nói lên công lao của cố Đương vô cùng to lớn./ Hình ảnh đó thể hiện sức mạnh kì diệu của bàn tay và ý chí của con người/,...

3. Luyện đọc lại

Luyện đọc lại diễn cảm toàn bài Những bậc đá chạm mây.

C. LUYỆN TẬP 

Câu 1: Bài đọc “Những bậc đá chạm mây” dựa theo truyện của ai?

A. Trần Đức Vượng

B. Nguyễn Đổng Chi

C. Trương Hán Siêu

D. Dương Quảng Hàm

Câu 2: Dưới chân núi Hồng Lĩnh, người dân kiếm sống bằng nghề gì?

A. Nghề săn bắn

B. Nghề trồng trọt

C. Nghề chăn nuôi

D. Nghề đánh cá

Câu 3: Khi cuộc sống của người dân đang yên lành thì có chuyện gì xảy ra?

A. Một cơn bão khủng khiếp cuốn đi tất cả thuyền bè.

B. Một trận sạt nở đất đã chôn vùi nửa làng.

C. Bệnh dịch bất ngờ bùng phát, khiến cho dân làng, người thì chết, người thì bỏ đi nơi khác.

D. Người dân chuyển sang đánh bắt tôm.

Câu 4: Người dân gặp phải vấn đề gì với sườn núi phía họ ở?

A. Sườn núi sắp đổ ập xuống xóm của họ.

B. Sườn núi dựng đứng nên bà con phải đi đường vòng rất xa.

C. Sườn núi có yêu tinh, quỷ quái.

D. Đường đi qua sườn núi có rất nhiều thú dữ rất nguy hiểm.

Câu 5: Mọi người khi nghe xong ý định của cố Đương thấy thế nào?

A. Đều thấy hay và bảo ông cho triển khai ngay.

B. Cho rằng việc ấy là khó, không thể làm được.

C. Cho rằng việc ấy không khó nhưng mất rất nhiều thời gian nên không thiết thực.

D. Thấy ý định của ông thật ngu ngốc.

Nội dung ghi nhớ:

Câu 1: B 

Câu 2: D 

Câu 3: A

Câu 4: B

Câu 5: B