Slide bài giảng tiếng Việt 3 kết nối bài 24 tiết 3: Luyện từ và câu

Slide điện tử bài 24 tiết 3: Luyện từ và câu. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 3 kết nối tri thừc sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐỀ: ĐẤT NƯỚC NGÀN NĂM

BÀI 24 : CÙNG BÁC QUA SUỐI

Luyện từ và câu

A. KHỞI ĐỘNG

- GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc theo cặp: Cùng bạn nghe một bài hát về Bác Hồ và nêu cảm xúc của em khi nghe bài hát đó. Sau đó GV mở video bài hát về Bác Hồ (bài hát Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng)

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:

  • Giới thiệu một lễ hội (hoặc hội) mà em biết 
  • Viết một câu hỏi và một câu trả lời về lễ hội (hoặc hội) trong đó có dùng dấu gạch ngang 
  • Nêu công dụng của dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang trong đoạn văn
  • Chọn dấu câu thích hợp để đánh dấu lời nói của nhân vật trong đoạn văn

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Giới thiệu một lễ hội (hoặc hội) mà em biết

- GV hướng dẫn HS làm bài, đưa một số tranh ảnh về lễ hội đền Gióng làng Phù Đổng để HS quan sát:

+ Lễ: dâng hương, rước nước, diễn Hội trận thể hiện cuộc chiến đấu oai hùng và hình ảnh lẫm liệt của Thánh Gióng.

+ Hội: chọi gà, bóng chuyền, cầu lông,…

Hoạt động 2: Viết một câu hỏi và một câu trả lời về lễ hội (hoặc hội) trong đó có dùng dấu gạch ngang

- GV mời 1 HS nêu yêu cầu của bài tập 2: Viết một câu hỏi và một câu trả lời về lễ hội (hoặc hội), trong đó có dùng dấu gạch ngang.

- GV hướng dẫn HS xem lại kết quả của bài tập 1 ở trên, sau đó đóng vai (nhóm đôi), hỏi – đáp về lễ hội (về 2 - 3 thông tin của lễ hội).

- GV mời 1 HS đứng dậy làm mẫu cùng GV. VD:

- Địa điểm tổ chức lễ hội đền Hùng là ở đâu?

- Địa điểm tổ chức lễ hội đền Hùng là ở tỉnh Phú Thọ.

Hoạt động 3: Nêu công dụng của dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang trong đoạn văn

- GV nhận xét, chốt đáp án: Dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang trong đoạn văn đều dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của các nhân vật. Cụ thể: Dấu ngoặc kép dùng đề đánh dấu lời nói của cô giáo (Chúng ta cần phải rèn đức tính kiên nhẫn). Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu lời nói của em gái bạn Quốc Anh (Mài như vậy thì lâu lắm mới xong anh nhỉ?).

Hoạt động 4: Chọn dấu câu thích hợp để đánh dấu lời nói của nhân vật trong đoạn văn

Những câu nói trực tiếp của các nhân vật:

+ Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ chúng nó vào bụng cá.

+ Nhà người cần bao nhiêu người, bao nhiêu thuyền?

+ Một mình tôi cũng có thể đương đầu với chúng.