Slide bài giảng tiếng Việt 3 kết nối bài 24 tiết 3: Luyện từ và câu

Slide điện tử bài 24 tiết 3: Luyện từ và câu. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 3 kết nối tri thừc sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

TIẾT 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:

  • Tìm từ ngữ về bạn trong nhà theo từng nhóm
  • Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi
  • Tìm và nêu tác dụng của hình ảnh so sánh trong các đoạn thơ

1. Tìm từ ngữ về bạn trong nhà theo từng nhóm

Tìm từ ngữ về bạn trong nhà theo từng nhóm sau:

Vật nuôi

Mẫu: mèo

Đồ đạc

Mẫu: quạt điện

Nội dung ghi nhớ:

Vật nuôi

Đồ đạc

Mẫu: mèo

chó (chó Phú Quốc, chó Phốc, chó Chi-hua-hua,…); thỏ; chuột Ham-xtơ, chuột lang; các loại cá vàng; trâu, bò, lợn, gà,…

Mẫu: quạt điện

bàn, ghế; tủ lạnh; nồi cơm điện; đèn bàn; ti vi; giá sách,…

 

2. Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.

Nhà Thủy ở ngay dưới thuyền. Con sông thân yêu, nơi có "nhà" của Thủy ấy, là sông Hồng. Lòng sông mở mênh mông, quãng chảy qua Hà Nội càng mênh mông hơn. Mỗi cánh buồm nổi trên dòng sông, nom cứ như là một con bướm nhỏ. Lúc nắng ửng mây hồng, nước sông nhấp nháy như sao bay.

(Theo Phong Thu

Nội dung ghi nhớ:

+ Cánh buốm trên sông được so sánh với con bướm nhỏ.

+ Nước sông nhấp nháy lúc nắng ửng hổng được ví với sao bay.

3. Tìm và nêu tác dụng của hình ảnh so sánh trong các đoạn thơ

Tìm hình ảnh so sánh trong các đoạn thơ dưới đây và nêu tác dụng của nó.

1

Cau cao cao mãi

Tàu vươn giữa trời

Như tay xòe rộng

Hứng làn mưa rơi.

(Ngô Viết Dinh)

2

Sân nhà em sáng quá

Nhờ ánh trăng sáng ngời

Trăng tròn như cái đĩa

Lơ lửng mãi không rơi.

(Nhược Thủy – Phương Hoa)

3

Sương trắng viền quanh núi

Như một chiếc khăn bông

Ồ, núi ngủ lười không!

Giờ mới đang rửa mặt.

(Thanh Hào)

4

Một hôm mặt đất

Mọc lên cái cây

Cái cây bé nhỏ

Lá mềm như mây.

(Lâm Thị Mỹ Dạ)

Nội dung ghi nhớ:

+ Hình ảnh so sánh trong đoạn thơ thứ nhất: Tàu cau như tay xoè rộng hứng mưa.

+ Hình ảnh so sánh trong đoạn thơ thứ hai: Trăng tròn như cái đĩa.

+ Hình ảnh so sánh trong đoạn thơ thứ ba: Sương trắng viền quanh núi như một chiếc khăn bông.

+ Hình ảnh so sánh trong đoạn thơ thứ tư: Lá cây mềm như mây.

Hình ảnh so sánh làm cho câu văn, câu thơ trở nên đặc điểm, miêu tả người, sự vật,... cụ thể hơn, sinh động hơn, rõ hơn, dễ cảm nhận hơn. (VD: Trăng tròn như cái đĩa; Lá cây mềm như mây;...). Hình ảnh so sánh cũng giúp cho câu văn hay hơn, dễ hiểu hơn.