Slide bài giảng tiếng Việt 3 kết nối bài 22 tiết 3: Luyện từ và câu

Slide điện tử bài 22 tiết 3: Luyện từ và câu. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 3 kết nối tri thừc sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐỀ: ĐẤT NƯỚC NGÀN NĂM

BÀI 22 : SỰ TÍCH ÔNG ĐÙNG, BÀ ĐÙNG

Luyện từ và câu

A. KHỞI ĐỘNG

- GV yêu cầu HS làm việc theo bàn: Quan sát tranh minh hoạ, cho biết hai người trong tranh đang làm gì.

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:

  • Dấu ngoặc kép trong mỗi câu dưới đây dùng để làm gì?
  • Chọn dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch ngang thay cho ô vuông
  • Tìm thêm 1 – 2 ví dụ có sử dụng dấu ngoặc kép trong các bài em đã học (ví dụ: Học nghềA lô, tớ đâySự tích ông Đùng, bà Đùng;…)

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Dấu ngoặc kép trong mỗi câu dưới đây dùng để làm gì?

Dấu ngoặc kép trong mỗi câu dưới đây dùng để làm gì?

a. Bà Triệu là một trong những vị anh hùng đầu tiên của nước ta. Người dân Việt Nam mãi tự hào về chí khí của bà: « Tôi muốn cưỡi gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ,… ! ».

(Lâm Anh)

b. Một lần đi công tác, Bác cùng hai chiến sĩ cảnh vệ lội qua suối. Bác cẩn thận, vừa đi vừa dò mực nước. Thỉnh thoảng Bác nhắc các chiến sĩ đi sau: « Chỗ này nước sâu, khéo ướt quần áo! », « Chỗ này rêu trơn, đi cẩn thận! ».

(Theo Chuyện Bác Hồ trồng người)

Nội dung ghi nhớ:

Đoạn a: Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu phấn trích dẫn trực tiếp lời người khác;

Đoạn b: Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu lời đối thoại của nhân vật.

Hoạt động 2: Chọn dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch ngang thay cho ô vuông

- GV hướng dẫn HS làm bài tập theo cặp : Chọn dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch ngang thay cho ô vuông.

- GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả.

Hoạt động 3: Tìm thêm 1 – 2 ví dụ có sử dụng dấu ngoặc kép trong các bài em đã học (ví dụ: Học nghềA lô, tớ đâySự tích ông Đùng, bà Đùng;…)

+ Câu có sử dụng dấu ngoặc kép trong bài Học nghề:

  • Em thích nhất tiết mục « Cô gái phi ngựa đánh đàn ».
  • Va-li-a nghĩ: « Cô ấy thật xinh đẹp và dũng cảm! ».

+ Câu có sử dụng dấu ngoặc kép trong bài A lô, tớ đây:

  • Giờ ra chơi, An chạy đến bàn tôi hớn hở: « Bố mẹ cho phép tớ gợi điện cho bạn bè đấy. Đi học về tớ sẽ gọi cậu nhé! ».
  • Bố tủm tỉm: « Cả thế giới nghe thấy hai con nói chuyện đấy. ».