Slide bài giảng tiếng Việt 3 kết nối bài 21 tiết 1: Đọc

Slide điện tử bài 21 tiết 1: Đọc. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 3 kết nối tri thừc sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐỀ: ĐẤT NƯỚC NGÀN NĂM

BÀI 21 : NHÀ RÔNG

Đọc

A. KHỞI ĐỘNG

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm: Quan sát tranh minh họa bài đọc và nói về các cảnh vật được vẽ trong tranh. Cảnh vật đó gợi cho em nghĩ đến nơi nào trên đất nước ta?.

- GV yêu cầu HS làm việc theo hướng dẫn của nhóm trưởng: Từng bạn nêu các cảnh vật được vẽ trong tranh, nói về vùng đất đó. Các nhóm cử đại diện giới thiệu.

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:

  • Đọc văn bản 
  • Trả lời câu hỏi 
  • Luyện đọc lại 
  • Luyện tập

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Đọc văn bản 

- GV hướng dẫn đọc:

+ Đọc đúng các tiếng phát âm dễ bị sai: Tây Nguyên, buôn, lưỡi rìu, tuồn tuột, đượm,...

+ Cách ngắt giọng ở những câu dài, VD: Đêm đêm,/ bên bếp lửa bập bùng,/ các cụ già kể lại cho con cháu nghe biết bao kỉ niệm vui buồn/ ngôi nhà rông đã từng chứng kiến.// Vì vậy,/ nhà rông đối với tuổi trẻ Tây Nguyên/ thân thương như cái tổ chim êm ấm.//

2. Trả lời câu hỏi 

Đặc điểm nổi bật về hình dạng của nhà rông ở Tây Nguyên là gì? Câu văn nào trong bài giúp em nhận ra điều đó?.

Nội dung ghi nhớ:

Đặc điểm nổi bật về hình dạng của nhà rông ở Tây Nguyên là mái nhà dựng đứng, vươn cao lên trời như một cái lưỡi rìu lật ngược. Câu văn cho biết điều đó là “Đến Tây Nguyên, từ xa nhìn vào các buôn làng, ta dễ nhận ra ngôi nhà rông có đôi mái dựng đứng, vươn cao lên trời như một cái lưỡi rìu lật ngược.”

3. Luyện đọc lại      

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

- GV gọi 1 HS đọc lại toàn bài trước lớp.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 

Câu 1: Nhà rông xuất hiện ở đâu?

A. Tây Nguyên

B. Tây Bắc

C. Đồng bằng

D. Vùng biển

Câu 2: Đặc điểm để nhận diện nhà rông là gì?

A. Có đôi mái dựng đứng

B. Mái vươn cao lên trời như lưỡi rìu lật ngược

C. Mưa chảy xuống nước trôi tuồn tuột

D. Cả 3 ý kiến trên 

Câu 3: Buôn làng có mái nhà rông to, cao thể hiện điều gì?

A. Nơi đó đông dân

B. Làm ăn được mùa

C. Nhân dân no ấm

D. Cả 3 ý kiến trên

Câu 4: Nhà rông được sử dụng để làm gì?

A. Sinh hoạt cộng đồng

B. Nơi ở của động vật

C. Nơi sản xuất, lao động

D. Cả ba ý kiến trên

Câu 5: Kiến trúc bên trong nhà rông có đặc điểm gì?

A. Nhà trống rỗng, chẳng vướng víu gì

B. Có nhiều bếp lửa luôn đượm khói

C. Có nơi dành để chiêng trống, công cụ

D. Cả 3 đáp án trên

Nội dung ghi nhớ: 

Câu 1: A

Câu 2: D

Câu 3: D

Câu 4: A

Câu 5: D