Slide bài giảng tiếng Việt 3 kết nối bài 18 tiết 3: Luyện từ và câu
Slide điện tử bài 18 tiết 3: Luyện từ và câu. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 3 kết nối tri thừc sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
TIẾT 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:
- Tìm từ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ
- Ghép mỗi câu với kiểu câu thích hợp
- Nêu dấu hiệu nhận biết câu khiến
- Sử dụng các từ hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào, nhé để đặt câu khiến trong mỗi tình huống
1. Tìm từ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ
Tìm từ chỉ đặc điểm có trong đoạn thơ dưới đây:
Có một giờ Văn như thế
Lớp em im phắc lặng nghe
Bài “Mẹ vắng nhà ngày bão”
Cô giảng miệt mài say mê.
Ai cũng nghĩ đến mẹ mình
Dịu dàng, đảm đang, tần tảo
Ai cũng thương thương bố mình
Vụng về chăm con ngày bão.
(Nguyễn Thị Mai)
Nội dung ghi nhớ:
Từ chỉ đặc điểm có trong đoạn thơ: dịu dàng, đảm đang, tần tảo, vụng về.
2. Ghép mỗi câu với kiểu câu thích hợp
Ghép mỗi câu sau với kiểu câu thích hợp.
+ Chị xóa dòng «Nấu ăn không ngon» đi chị!
+ A, bố rất đẹp trai nữa ạ!
+ Chị cắm cúi viết thêm vào tấm thiệp.
Câu kể | Câu cảm | Câu khiến |
Nội dung ghi nhớ:
Câu | Kiểu câu |
Chị xóa dòng “Nấu ăn không ngon” đi chị! | Câu khiến |
A, bố rất đẹp trai nữa ạ! | Câu cảm |
Chị cắm cúi viết thêm vào tấm thiệp. | Câu kể |
3. Nêu dấu hiệu nhận biết câu khiến
Nêu dấu hiệu nhận biết câu khiến.
Nội dung ghi nhớ:
Trong câu có từ đi, cuối câu có dấu chấm than (!), câu dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn.
4. Sử dụng các từ hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào, nhé để đặt câu khiến trong mỗi tình huống
Sử dụng các từ hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào, nhé để đặt câu khiến trong các tình huống dưới đây:
a. Nhờ người thân hướng dẫn làm bưu thiếp
b. Muốn các em nhỏ trật tự khi xem phim trong rạp
c. Muốn bố mẹ cho về thăm quê
d. Muốn bố mua cho cuốn truyện mình thích
Nội dung ghi nhớ:
b. Muốn các em nhỏ trật tự khi xem phim trong rạp.
=> Phim đang chiếu, các em hãy trật tự nào! Hoặc: Các em hãy trật tự đi!
c. Muốn bố mẹ cho về thăm quê.
=> Mẹ ơi, mẹ cho con về thăm quê đi! Hoặc: Bố ơi, bố cho con về thăm quê cùng bố nhé!
d. Muốn bố mua cho cuốn truyện mình thích.
=> Bố ơi, bố mua cho con cuốn Truyện cổ tích Việt Nam đi! Hoặc: Bố mua cho con cuốn Truyện cổ tích Việt Nam, bố nhé!