Slide bài giảng tiếng Việt 3 kết nối bài 11 tiết 3: viết
Slide điện tử bài 11 tiết 3: viết. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn tiếng Việt 3 kết nối tri thừc sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 11: LỜI GIẢI TOÁN ĐẶC BIỆT (3 tiết)
TIẾT 3 : VIẾT
A. KHỞI ĐỘNG
- GV yêu cầu HS làm việc theo bàn, thảo luận tìm câu trả lời. GV gợi ý: Đề bài của bài toán được viết dưới dạng gì?.
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:
- Nghe – viết
- Tìm từ ngữ được tạo bởi mỗi tiếng giao, dao, rao
- Làm bài tập a hoặc b
- Vận dụng
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nghe – viết
GV hướng dẫn HS các nội dung trước khi viết.
Nội dung ghi nhớ:
+ Cách đặt dấu gạch ngang đầu dòng trước câu nói của nhân vật.
+ Viết hoa tên bài và các chữ đầu mỗi câu (sau dấu chấm câu).
+ Đặt dấu chấm câu và dấu chấm than.
Hoạt động 2: Tìm từ ngữ được tạo bởi mỗi tiếng giao, dao, rao
Tìm các tiếng ghép được với mỗi tiếng cho trước.
Nội dung ghi nhớ:
+ giao bóng, giao hẹn, giao hàng, giao nhận, giao lưu, giao thừa,...
+ ca dao, đồng dao, con dao, dao kéo, dao động,...
+ tiếng rao, rao bán, rao vặt, rao giảng,...
Hoạt động 3: Làm bài tập a hoặc b
Tìm từ ngữ chỉ hoạt động hoặc đặc điểm có tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi.
Nội dung ghi nhớ:
r | d | gi | |
Từ ngữ chỉ hoạt động | ra, rọc giấy, rình rập, rước đèn,... | dạy học, ngủ dậy, để dành, đi dạo, dặn dò, dìu dắt,... | giảng bài, giành giật, giục giã, giặt giũ, giằng co, gieo hạt, giấu giếm,... |
Từ ngữ chỉ đặc điểm | rét, rộng, rậm rạp, rực rỡ, rộn ràng, rắn chắc, rụt rè, rườm rà, rôm rả,... | dai, dài, dẻo, dính, dễ, dày, dịu dàng, mạnh dạn, dũng cảm, duyên dáng, dễ thương,... | già, giòn, giỏi, giá buốt, giàu có, giản dị,... |
Hoạt động 4: Vận dụng
Tìm hiểu thông tin về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Nội dung ghi nhớ:
Gợi ý: Tìm các thông tin về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh như ngày thành lập, Đội ca, huy hiệu Đội, cờ Đội, khăn quàng đỏ, 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng,...
CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ
- GV nhận xét về kết quả học tập bài 11.
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 11: Khi thấy Huy-gô vẫn ngồi cắn bút trong khi thời gian làm bài chỉ còn 20 phút, thầy giáo đã có hành động gì?
A. Thúc giục Huy-gô làm bài đi.
B. Lại giơ đồng hồ ra xem và nhìn Huy-gô.
C. Thông báo thời gian còn lại là không nhiều để nhắc nhở Huy-gô.
D. Thầy giáo cũng sốt ruột
Câu 12: Câu nào dưới đây không đúng về thầy giáo khi thấy Huy-gô bắt đầu làm bài?
A. Thầy giáo thở phào.
B. Thầy giáo tự hỏi “Nhưng liệu có kịp không nhỉ?”.
C. Thầy giáo lo lắng thay cho Huy-gô.
D. Thầy đắc trí nghĩ thầm “Giờ mới làm bài, để xem cậu sẽ được bao nhiêu điểm?”.
Câu 13: Vì sao thầy giáo lại reo lên khi xem bài của Vích-to Huy-gô?
A. Vì Huy-gô nộp bài đúng giờ.
B. Vì Huy-gô làm đúng đáp số.
C. Vì lời giải toán được Huy-gô viết bằng thơ.
D. Vì Huy-gô viết chữ đẹp.
Câu 14: Câu “À, ra thế!” của thầy giáo có nghĩa là gì?
A. Thầy giáo lúc này mới biết đáp án của câu khó trong đề thi mà lúc coi thi thầy không giải nổi.
B. Thầy chỉ cách để đi ra khỏi phòng thi cho các bạn thí sinh sau khi hoàn thành sau bài.
C. Thầy hiểu ra là cái khoảng thời gian lúc đầu Huy-gô ngồi cắn bút mà không làm bài là do Huy-gô suy nghĩ để biến bài giải bình thường thành một bài thơ.
D. Cả A và C.
Câu 15: Bài học ta có rút ra được từ bài đọc này là gì?
A. Phải làm thơ thay cho lời giải bình thường thì mới là giỏi.
B. Chúng ta cần phải học tốt cả thơ văn và toán học.
C. Chúng ta chỉ nên bắt đầu làm bài thi khi còn 15 phút.
D. Không rút ra được bài học gì cả, đây chỉ là một câu chuyện nhỏ để độc giả biết về tài năng của Vích-to Huy-gô.
Đáp án gợi ý:
Câu 1: D
Câu 2: D
Câu 3: B
Câu 4: C
Câu 5: B