Slide bài giảng Mĩ thuật 8 bản 2 chân trời Bài 8: Trường phái biểu hiện và lập thể

Slide điện tử Bài 8: Trường phái biểu hiện và lập thể. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Mĩ thuật 8 bản 2 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 8: TRƯỜNG PHÁI BIỂU HIỆN VÀ LẬP THỂ

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, thảo luận và trả lời câu hỏi:

Em hiểu như thế nào về hai cụm từ “biểu hiện” và “lập thể” ?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

- Quan sát và nhận thức

- Luyện tập và sáng tạo

- Phân tích và đánh giá

- Luyện tập

- Vận dụng

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Quan sát và nhận thức

GV yêu cầu HS quan sát các tranh ảnh – SGK tr.34, thảo luận và trả lời :

Em hãy cho biết:

  • Màu sắc, hình thể sự vật trong tác phẩm.
  • Không gian và bút pháp.
  • Cảm xúc khi quan sát tác phẩm.

GV yêu cầu HS quan sát các tranh ảnh – SGK tr.35, thảo luận và trả lời :

  • Hình thể, diện mảng, nét của sự vật.
  • Khối và không gian.
  • So sánh phong cách tạo hình với trường phái biểu hiện.

Nội dung ghi nhớ:

* Nhận xét hình ảnh- SHS tr.34:

+ Hình 1: màu sắc tối, thể hiện sự buồn.

+ Hình 2: màu sắc sáng, thể hiện sự tươi tốt của cây cối.

* Nhận xét hình ảnh - SHS tr.35:

- Hình thể, diện mảng, nét của sự vật: Mảng lớn là hình chiếm khoảng về mặt trong bức tranh và kết hợp màu sắc riêng biệt tạo sự độc đáo riêng

- So sánh phong cách tạo hình với trường phái biểu hiện:

+ Phong cách tạo hình thường được sử dụng trong tranh minh họa, làm sáng rõ thêm, sinh động thêm nội dung của tác phẩm văn học hoặc đoạn văn bản trình bày, bằng hình vẽ hoặc những hình thức dễ thấy, dễ hiểu, dễ cảm

+ Còn trường phái biểu hiện là phong cách nghệ thuật trong đó nghệ sĩ tìm cách khắc họa không phải hiện thực khách quan mà là những cảm xúc và phản ứng chủ quan mà các đối tượng và sự kiện khơi dậy bên trong con người.

=> Trường phái Biểu hiện:

- Nguồn gốc: 

+ Bắt nguồn ở Đức đầu thế kỉ XX

+ Đề cao những suy nghĩ, cảm xúc nội tâm và thể hiện sự chống đối với thực tại

- Các họa sĩ tiêu biểu: Edvard Munch, Emst Ludwig Kirchner, Emil Nolde, Franz Marc,...

=> Trường phái Lập thể:

- Các giai đoạn: 

+ Lập thể thể chịu ảnh hưởng của Cezance (1907 - 1909)

+ Chủ nghĩa Lập thể Phân tích (1909 - 1912)

+ Chủ nghĩa Lập thể Tổng hợp (1912 - 1914)

- Đặc điểm:

+ Từ bỏ khái niệm về hình khối và không gian phối cảnh

+ Nghệ sĩ phân tích đối tượng dưới nhiều góc nhìn khác nhau trong cùng một thời điểm

+ Hình thức đối tượng bị phá vỡ thành những diện, mảng, hình mang tính kỉ hà

+ Sự vật được nhìn song song trên cả hai phương diện không gian và thời gian

+ Hình thức biểu hiện của trường phái Lập thể đa dạng: hội họa, đồ họa, điêu khắc,...

2. Luyện tập và sáng tạo

GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin – SGK tr.36 và trả lời câu hỏi: 

  • Em hãy nêu các bước thực hiện một mặt nạ theo phong cách Lập thể

Nội dung ghi nhớ:

* Các bước tạo hình nhân vật:

+ Bước 1: Xây dựng ý tưởng và phác hình

+ Bước 2: Xé hoặc cắt hình theo nét đã vẽ

+ Bước 3: Vẽ màu vào các mảng hình

+ Bước 4: Dán các chi tiết và hoàn thiện sản phẩm

3. Phân tích và đánh giá

GV giao nhiệm vụ tìm hiểu cho các nhóm:

Trình bày quan điểm của em về

  • Việc vận dụng phong cách lập thể trong sản phẩm mĩ thuật của bạn
  • Đặc điểm về màu sắc, chủ đề, chất liệu trong sản phẩm của bạn
  • Phân tích và so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa 2 tác phẩm

Nội dung ghi nhớ:

Việc vận dụng phong cách lập thể trong sản phẩm mĩ thuật: Sử dụng để vẽ hình

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

Đặc điểm về màu sắc, chủ đề, chất liệu trong sản phẩm: sử dụng chủ yếu là màu sáng tạo sự vui tươi cho bức ảnh

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS luyện tập làm bài

Câu 1: Trường phái biểu hiện chủ yếu tập trung vào điều gì trong tác phẩm nghệ thuật?

A. Hình khối và cấu trúc  

B. Cảm xúc và tâm trạng của con người  

C. Tính chính xác và chi tiết  

D. Màu sắc tự nhiên của cảnh vật  

Câu 2: Đặc điểm nổi bật nào dưới đây thường thấy trong các tác phẩm của trường phái lập thể?

A. Thể hiện hình khối dưới nhiều góc nhìn khác nhau  

B. Sử dụng màu sắc tươi sáng và rực rỡ  

C. Tập trung vào cảm xúc và biểu cảm  

D. Sử dụng hình ảnh trừu tượng hoàn toàn  

Câu 3: Ai là một trong những họa sĩ nổi tiếng đại diện cho trường phái biểu hiện?

A. Pablo Picasso  

B. Georges Braque 

C. Edvard Munch  

D. Henri Matisse  

Câu 4: Trong trường phái lập thể, các hình khối thường được trình bày như thế nào?

A. Theo cách tự do và ngẫu hứng  

C. Dựa trên các hình ảnh tự nhiên và thực tế  

D. Thể hiện theo phong cách tả thực rõ nét  

D. Bằng cách phân tích và chia nhỏ thành các hình dạng cơ bản  

Câu 5:  Một trong những mục tiêu chính của trường phái biểu hiện là gì?

A. Khắc họa chân dung một cách chính xác  

B. Truyền đạt cảm xúc và trạng thái tâm lý của nhân vật  

C. Tạo ra các tác phẩm nghệ thuật với tính chất trừu tượng hoàn toàn  

D. Thể hiện cảnh vật thiên nhiên một cách thực tế  

Gợi ý đáp án:

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

B

A

C

D

B

 

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Trường phái biểu hiện và trường phái lập thể trong thường tập trung vào điều gì ? Những đặc điểm nổi bật nào giúp trường phái lập thể và biểu hiện phân biệt với các trường phái nghệ thuật khác ? 

Câu 2: Sáng tạo một vật dụng (mặt nạ, vòng tay, cốc, hộp đựng bút,...) có sử dung các nét vẽ của trường pháp Lập thể ?