Slide bài giảng Mĩ thuật 8 bản 2 chân trời Bài 6: Tạo hình nhân vật minh họa truyện cổ tích
Slide điện tử Bài 6: Tạo hình nhân vật minh họa truyện cổ tích. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Mĩ thuật 8 bản 2 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 6: TẠO HÌNH NHÂN VẬT MINH HỌA TRUYỆN CỔ TÍCH
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Tổ chức trò chơi Ai nhanh tay hơn:
+ Luật chơi: GV chia lớp thành 3 - 4 nhóm , mỗi nhóm xếp thành hàng. Sau khi có hiệu lệnh trong vòng 5p lần lượt các bạn chạy lên bảng viết tên một câu chuyện cổ thích (Lưu ý: không được trùng với nhau và trùng với các đội khác) sau 5 phút đội nào viết được nhiều hơn thì đội đó dành chiến thắng !
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Quan sát và nhận thức
- Luyện tập và sáng tạo
- Phân tích và đánh giá
- Luyện tập
- Vận dụng
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Quan sát và nhận thức
GV yêu cầu HS quan sát các tranh ảnh – SGK tr.26, thảo luận và trả lời :
Em hãy thảo luận về:
- Cảm nhận không gian, môi trường sống của nhân vật.
- Đặc điểm về hình dáng và tính cách các nhân vật chính.
GV yêu cầu HS quan sát các tranh ảnh – SGK tr.27, thảo luận và trả lời :
- Ngôn ngữ và hình thức tạo hình.
- Các chi tiết tạo nên đặc điểm, tính cách nhân vật.
- Ý tưởng sáng tạo để các nhân vật sinh động hơn.
Nội dung ghi nhớ:
* Nhận xét tranh SGK.tr26:
- Cảm nhận không gian, môi trường sống của nhân vật:
+ Hình 1: không gian xung quanh là hình ảnh của sự chiến đấu, ra trận
+ Hình 2: ở dưới 1 cây to
- Đặc điểm về hình dáng và tính cách các nhân vật chính:
+ Hình 1: Sự dũng mãnh, quyết tâm ra chiến trường chiến đấu
+ Hình 2: Khung cảnh một người thanh niên đang đàn dưới gốc cây và có một cây rìu bên cạnh.
* Nhận xét tranh SGK.tr 27:
+ Hình thức tạo hình: hình hoạt hình với những tư thế khác nhau
+ Các chi tiết tạo nên đặc điểm, tính cách nhân vật: tư thế đứng và biểu cảm khuôn mặt
2. Luyện tập và sáng tạo
GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin – SGK tr.28 và trả lời câu hỏi:
- Em hãy nêu các bước tạo hình nhân vật.
- Ngoài tạo hình nhân vật 2D, em có thể tạo nhân vật 3D bằng những vật liệu nào?
- Khi tạo hình nhân vật, em cần lưu ý gì?
Nội dung ghi nhớ:
* Các bước tạo hình nhân vật:
+ Bước 1: Phác hình tạo dáng nhân vật.
+ Bước 2: Vẽ nét tạo đặc điểm nhân vật.
+ Bước 3: Vẽ màu phù hợp với tính cách nhân vật.
+ Bước 4: Hoàn thiện sản phẩm.
* Ngoài tạo hình nhân vật 2D, các em có thể tạo nhân vật 3D bằng vật liệu có sẵn như: đất nặn, đất sét, bột, giấy bồi,...
* Lưu ý:
+ Khi tạo sản phẩm, các em có thể sáng tạo ra các dáng khác nhau nhưng cần chú ý tỉ lệ cho các bộ phận sao cho cân đối hài hòa
3. Phân tích và đánh giá
GV giao nhiệm vụ tìm hiểu cho các nhóm:
Phân tích, nhận xét sản phẩm tạo hình nhân vật của em và của bạn theo các gợi ý sau:
- Ngôn ngữ và hình thức tạo hình
- Các chi tiết hoặc điểm nhấn tạo nên đặc điểm, tính cách nhân vật
- Chia sẻ ý tưởng về tạo hình để các nhân vật sinh động và phù hợp hơn
Nội dung ghi nhớ:
+ Ngôn ngữ và hình thức tạo hình: ngôn ngữ hình thể, hình thức hoạt hình, được thể hiện bằng nhiều cách: vẽ, tô màu, cắt dán
+ Các chi tiết hoặc điểm nhấn tạo nên đặc điểm, tính cách nhân vật: biểu cảm khuôn mặt và tư thế hoạt động
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS luyện tập làm bài
Câu 1: Nhân vật nào thường được miêu tả là một cô gái xinh đẹp và hiền lành trong truyện cổ tích?
A. Cô bé Lọ Lem
B. Thủy thủ Mặt Trăng
C. Chàng Thạch Sanh
D. Hoàng Tử Ếch
Câu 2: Nhân vật nào trong truyện cổ tích thường có đặc điểm là một bà lão tốt bụng, có phép thuật và thường giúp đỡ nhân vật chính?
A. Phù thủy
B. Nữ hoàng
C. Ông Bụt
D. Bà tiên
Câu 3: Nhân vật nào thường được mô tả với hình ảnh là một con quái vật nhưng lại có trái tim nhân hậu?
A. Gấu trúc
B. Quái vật trong "Người đẹp và quái vật"
C. Rồng
D. Sói
Câu 4: Trong truyện cổ tích, nhân vật nào thường là kẻ thù của nhân vật chính, thường có tính cách độc ác?
A. Công chúa
B. Hoàng tử
C. Bà lão tốt bụng
D. Phù thủy
Câu 5: Nhân vật nào thường đại diện cho sự thông minh và dũng cảm, vượt qua nhiều thử thách trong truyện cổ tích?
A. Công chúa ngủ trong rừng
B. Cô bé quàng khăn đỏ
C. Thạch Sanh
D. Hoàng tử ếch
Gợi ý đáp án:
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | A | D | B | D | C |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Những yếu tố nào cần được chú ý khi tạo hình nhân vật trong truyện cổ tích để phản ánh đúng tính cách và đặc điểm của nhân vật ?
Câu 2: Tạo hình một nhân vật trong truyện cổ thích mà em thích sau đó giới thiệu về nhân vật cho mọi người cùng biết ?