Slide bài giảng Mĩ thuật 8 bản 2 chân trời Bài 11: Trang trí mẫu vải
Slide điện tử Bài 11: Trang trí mẫu vải. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Mĩ thuật 8 bản 2 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 11: TRANG TRÍ MẪU VẢI
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV cho HS quan sát các hình ảnh hoạ tiết và trả lời câu hỏi:
Các họa tiết trên trang phục có tác dụng gì ?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Quan sát và nhận thức
- Luyện tập và sáng tạo
- Phân tích và đánh giá
- Luyện tập
- Vận dụng
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Quan sát và nhận thức
GV yêu cầu HS quan sát các tranh ảnh – SGK tr.48, thảo luận nhóm và trả lời :
- Nêu nhận xét về chất liệu, màu sắc, hoa văn trang trí trong các sản phẩm.
GV yêu cầu HS quan sát các tranh ảnh – SGK tr.49, thảo luận nhóm và trả lời :
- Màu sắc, hòa sắc, họa tiết.
- Cách sắp xếp màu sắc và họa tiết.
- Phương hướng chuyển động của màu sắc và họa tiết trong mỗi sản phẩm.
Nội dung ghi nhớ:
* Nhận xét các hình ảnh SGK tr.48: Nhiều màu cùng kết hợp với nhau, được đan tay, với những họa tiết mang đậm bản sắc dân tộc vùng Tây Bắc.
* Nhận xét hình ảnh - SHS tr.49:
- Màu sắc, hòa sắc, họa tiết: Màu sắc sáng, kết hợp nhiều họa tiết khác nhau.
- Cách sắp xếp màu sắc và họa tiết: đối xứng, xen kẽ, có tính nhịp điệu.
- Phương hướng chuyển động: tạo các hướng vận động khác nhau hoặc tạo sự di chuyển của mắt trên sản phẩm trang trí.
KẾT LUẬN
Ngoài các nguyên tắc trang trí cơ bản trên hình vuông, chữ nhật, hình tròn, đường diềm,... vải hoa thường sử dụng nguyên tắc sắp xếp họa tiết nhắc lại, đảm bảo tính hàng lối và tính nhịp điệu. Tuy nhiên, cũng cần chú ý đến việc sắp xếp phương hướng, tỉ lệ to nhỏ để tạo sự chuyển động.
2. Luyện tập và sáng tạo
GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin – SGK tr.50 và trả lời câu hỏi:
- Em hãy nêu các bước in trang trí mẫu vải.
Nội dung ghi nhớ:
* Các bước trang trí mẫu vải:
+ Bước 1: Lựa chọn họa tiết, cách sắp xếp họa tiết và tạo khuôn in
+ Bước 2: Quết màu lên khuôn và in hoa văn chính
+ Bước 3: In các hoa văn phụ
+ Bước 4: Hoàn thiện sản phẩm
3. Phân tích và đánh giá
GV giao nhiệm vụ tìm hiểu cho các nhóm:
Nêu cảm nhận của em về sản phẩm của bạn theo các gợi ý sau:
- Ý tưởng thực hiện sản phẩm
- Sự lựa chọn màu sắc và họa tiết
- Cách tạo ra sự chuyển động của màu sắc và họa tiết trong mỗi sản phẩm
- Tính ứng dụng của mẫu sản phẩm trong cuộc sống
Nội dung ghi nhớ:
- Ý tưởng thực hiện sản phẩm: Tạo họa tiết cho sản phẩm
- Sự lựa chọn màu sắc và họa tiết: Mỗi hình có họa tiết khác nhau, cơ bản em thích hình 2 hơn vì dễ nhìn hơn, không bị rối mắt.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS luyện tập làm bài
Câu 1: Yếu tố nào dưới đây thường được sử dụng để trang trí mẫu vải?
A. Họa tiết hình học và hoa văn tự nhiên
B. Chất liệu vải và màu sắc
C. Kích thước và độ dày của vải
D. Hình thức cắt may sản phẩm
Câu 2: Trong trang trí mẫu vải, kỹ thuật nào thường KHÔNG được áp dụng để tạo ra họa tiết phong phú ?
A. In lụa và thêu tay
B. Dệt và nhuộm
C. Cắt và may
D. Điêu khắc
Câu 3: Họa tiết nào sau đây thường thấy trong trang trí vải truyền thống Việt Nam?
A. Họa tiết trừu tượng
B. Họa tiết hoa sen và chim phượng
C. Họa tiết hình khối hiện đại
D. Họa tiết thiên nhiên hoang dã
Câu 4: Màu sắc nào thường được ưa chuộng trong trang trí mẫu vải dân gian?
A. Màu sắc nhẹ nhàng
B. Màu đen và trắng
C. Màu sắc tươi sáng và đậm đà
D. Màu sắc trung tính
Câu 5: Một trong những mục đích chính của trang trí mẫu vải là gì?
A. Tăng cường độ bền của vải
B. Tạo ra sự thu hút và nổi bật cho sản phẩm
C. Giảm chi phí sản xuất
D. Thay đổi chất liệu vải
Gợi ý đáp án:
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | A | D | B | C | B |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Trong việc thiết kế mẫu vải thì yếu tố nào quyết định tính thẩm mĩ của mẫu vải ? Tại sao ?
Câu 2: Thực hành trang trí mẫu vải (túi, khăn tay,...) bằng kĩ thuật in, thêu hoặc vẽ ?