Slide bài giảng Mĩ thuật 8 bản 2 chân trời Bài 3: Vẽ dáng người
Slide điện tử Bài 3: Vẽ dáng người. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Mĩ thuật 8 bản 2 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 3: VẼ DÁNG NGƯỜI
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV cho HS quan sát bức tranh và cho biết:
+ Trong bức tranh, con người đang có hoạt động gì?
+ Tư thế và động tác hai hai nhân vật trong bức tranh như thế nào?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Quan sát và nhận thức
- Luyện tập và sáng tạo
- Phân tích và đánh giá
- Luyện tập
- Vận dụng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Quan sát và nhận thức
GV cho HS quan sát các tác phẩm mĩ thuật và cho biết:
- Hình dáng, đặc điểm của nhân vật hiện lên như thế nào?
- Nhận xét về nét vẽ và cách vẽ của nhân vật.
GV cho HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi :
- Nhận xét về hình dáng nhân vật giữa ảnh/thực tế và hình vẽ.
- Tìm hiểu tỉ lệ giữa các nhân vật với nhau, so sánh tỉ lệ giữa các bộ phận với nhau trong một nhân vật.
Nội dung ghi nhớ:
* Nhận xét tranh vẽ - SGK tr.14:
- Tranh 1: Cầm đuốc đi học:
+ Hình dáng: cao, gầy.
+ Đặc điểm: già, có râu, trên đầu quấn khăn đỏ, một tay ôm sách vở, một tay cầm đuốc đi học.
+ Nét vẽ: mảnh
+ Cách vẽ: sử dụng màu nước.
- Tranh 2: Nghỉ chân bên đồi:
+ Hình dáng: trẻ trung
+ Đặc điểm: Có ba nhân vật: anh vệ quốc đoàn, bác nông dân và cô gái thái – chứng minh cho tình quân dân.
+ Nét vẽ: khỏe khắn, mạch lạc, các chi tiết như nét mặt, nếp quần áo được diễn tả rất chi tiết làm bức tranh sinh động.
+ Cách vẽ: sơn mài.
- Tranh 3: Ngày Chủ nhật.
+ Hình dáng: người mẹ đang ngồi trên ghế nâng em bé bằng hai tay; cô gái bên cạnh đang khoanh chân nhìn theo.
+ Đặc điểm: người mẹ đang nâng em bé; bên cạnh là cô gái đang mở trang sách và nhìn theo em bé một cách trìu mến
+ Nét vẽ: uốn lượn, mềm mại.
- Tranh 4: Thiếu nữ Huế
+ Hình dáng: cao, gầy, mảnh mai,
+ Đặc điểm: một cô gái mảnh mai, diện áo dài, búi tóc, đôi mắt có chút u sầu
+ Nét vẽ: nhẹ nhàng, thanh thoát
+ Cách vẽ: sơn dầu
* Nhận xét tranh vẽ - SGK trang 15:
+ Hình dáng nhân vật trong tranh không giống hoàn toàn so với thực tế.
+ Tỉ lệ giữa các nhân vật tương tự như thực tế.
2. Luyện tập và sáng tạo
Trình bày các bước vẽ dáng người.
Nội dung ghi nhớ:
* Các bước vẽ dáng người:
+ Bước 1: Vẽ dáng tổng quát (tạo ra đường hướng xương).
+ Bước 2: Phác mảng lớn của dáng
+ Bước 3: Vẽ hình chi tiết
+ Bước 4: Hoàn thiện
3. Phân tích và đánh giá
GV cho HS trình bày sản phẩm theo nhóm và nhận xét theo gợi ý sau:
- Tư thế, tỉ lệ các dáng người là gì?
- Trình bày các bước tiến hành vẽ dáng người
- Trong các sản phẩm đó, em thích sản phẩm nào nhất? Vì sao?
- Trong bài thực hành mĩ thuật, em và bạn đã sử dụng yếu tố chấm, nét hình, mảng, màu sắc,... và nguyên lí tạo hình nào trong bài thực hành mĩ thuật?
Nội dung ghi nhớ:
+ Tư thế, tỉ lệ các dáng người: Tư thế đứng
+ Các bước tiến hành vẽ dáng người:
+ Em thích sản phẩm vẽ dáng người của bạn Bùi Minh Hải vì bạn ấy đã sử dụng màu sắc rất hài hòa và tạo nên một hình ảnh rất sống động. Đặc biệt, cách bạn ấy thể hiện cảm xúc qua dáng người rất chân thực và ấn tượng.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học, hãy hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Để vẽ được dáng người, chúng ta cần quan sát những yếu tố nào?
A. Hình dáng
B. Tư thế
C. Động tác
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 2: Có mấy bước để vẽ dáng người?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 3: Trước khi vẽ phác mảng lớn của dáng, chúng ta cần thực hiện bước nào?
A. Vẽ dáng tổng quát
B. Vẽ dáng chi tiết
C. Vẽ từng bộ phận cơ thể
D. Tô màu
Câu 4: Khi vẽ dáng người, chúng ta cần đảm bảo tính chất gì trong cơ thể người?
A. Tỉ mỉ
B. Hài hòa
C. Sinh động
D. Duyên dáng
Gợi ý đáp án:
Câu 1: D
Câu 2: B
Câu 3; A
Câu 4: B
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hãy quan sát hình ảnh trong SGK (tr.17), thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
- Trong bức tranh vẽ dáng người, con người đang thực hiện hoạt động gì?
- Trong bức tranh, bố cục các nhân vật hợp lí hay chưa?