Slide bài giảng mĩ thuật 3 cánh diều bài 8: Ngày hội ở trường em

Slide điện tử bài 8: Ngày hội ở trường em. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Mĩ thuật 3 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 8. NGÀY HỘI Ở TRƯỜNG EM

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- GV tổ chức cho HS nghe và khuyến khích HS cùng hát bài hát Mái trường mến yêu của nhạc sĩ Lê Quốc Thắng.

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM: 

Hoạt động khởi động

- Hoạt động quan sát và nhận biết 

  • Tìm hiểu một số hoạt động trường tổ chức trong năm học 

  • Nhận biết đặc điểm một số dáng người và liên hệ với hoạt động cụ thể

- Hoạt động thực hành, sáng tạo 

  • Hướng dẫn cách thực hành 

  • Thực hành, sáng tạo sản phẩm

- Hoạt động cảm nhận, chia sẻ 

- Vận dụng 

HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT VÀ NHẬN BIẾT 

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số hoạt động thường tổ chức trong năm học

- GV tổ chức HS quan sát hình ảnh minh họa và trao đổi, thực hiện các yêu cầu trong SGK:

+ Em hãy quan sát và cho biết các bạn đang nói về hoạt động nào trong năm học?

+ Em hãy kể thêm các hoạt động khác ở trường mà em biết.

Nội dung ghi nhớ: 

+ Các bạn đang nói về các hoạt động: Lễ khai giảng, ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, ngày hội đọc sách của nhà trường trong năm học.

+ Các hoạt động khác ở trường: Lễ bế giảng, ngày hội an toàn giao thông,…

Hoạt động 2: Nhận biết đặc điểm một số dáng người và liên hệ với hoạt động cụ thể

- GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh và trao đổi, liên hệ với động tác (làm gì?), hoạt động cụ thể (hoạt động nào?) theo cảm nhận. 

Nội dung ghi nhớ: 

Hoạt động cụ thể ở mỗi dáng người và có thể phù hợp với một số ngày hội trong trường, như: dáng người cầm cờ (thường xuất hiện trong các ngày: ngày khai trường (khai giảng/tựu trường), ngày Nhà giáo Việt Nam, thành lập Đội hay xuất hiện khi cổ vũ hoạt động thể thao, trò chơi,…); dáng người đánh trống (thường xuất hiện trong các hoạt động được tổ chức mừng ngày: khai giảng, 20-11, thành lập trường, Tết Trung thu,...); dáng người đá bóng (thường xuất hiện trong các hoạt động: vui chơi, thể thao, chào mừng ngày lễ,…) 

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, SÁNG TẠO 

Hoạt động 1: Hướng dẫn cách thực hành

Nhiệm vụ 1: Vẽ tranh chào mừng ngày 8-3

+ Chuẩn bị: Màu vẽ, bút chì tẩy, vở thực hành hoặc giấy A4.

+ Bước 1: Chọn hoạt động yêu thích trong dịp kỉ niệm ngày 8-3. Sử dụng bút chì hoặc bút màu vẽ hình ảnh về hoạt động bằng nét. Vẽ ở trung tâm bức tranh hình ảnh cô giáo và học sinh tặng hoa; vẽ thêm học sinh và các hình ảnh khác (đám mây, bầu trời, cây cối, sân khấu, khẩu hiệu, bục giảng,…). Các dáng người cần ở tư thế/động tác khác nhau.

+ Bước 2: Vẽ màu cho hình ảnh chính, hình ảnh phụ, phần nền xung quanh để hoàn thiện bức tranh. Màu sắc cần tươi sáng, sử dụng màu đậm, màu nhạt đa dạng. Màu sắc vẽ hình ảnh chính cần tươi sáng hơn màu vẽ các hình ảnh khác. Nên sử dụng các màu cơ bản, màu thứ cấp và một số màu khác theo ý thích để tạo sự vui tươi cho các hình ảnh và bức tranh. 

Nhiệm vụ 2: Cắt, xé dán tranh chào mừng ngày 20-11

+ Chuẩn bị: giấy màu có màu đậm, màu nhạt theo ý thích, hồ dán,…

+ Bước 1: Chọn màu giấy để tạo màu cho trang phục và các bộ phận của cơ thể người (khuôn mặt, tóc, tay, chân,…), xé và tạo hình (tư thế, động tác,…) theo ý thích. Xé tạo hình ảnh chính, hình ảnh phụ và phần nền. Hình ảnh chính cần sử dụng màu tươi sáng so với hình ảnh phụ và phần nền, tỉ lệ thầy/cô giáo cần to hơn HS.

+ Bước 2: Dán các chi tiết: cơ thể, trang phục, thiệp chúc mừng, sách,… để hoàn thành các dáng người ở tư thế, động tác cụ thể. 

+ Bước 3: Sắp xếp các dáng người trên khổ giấy để tạo bức tranh. 

Hoạt động 2: Thực hành, sáng tạo sản phẩm

- GV bố trí HS ngồi theo nhóm (có thể tạo sản phẩm cá nhân hoặc sản phẩm nhóm) và giao nhiệm vụ cho HS:

+ Chọn hoạt động yêu thích phù hợp với chủ đề thể hiện.

+ Vận dụng các bước thực hành được giới thiệu trong tr.32, 33 SGK để tạo sản phẩm. 

+ Trao đổi, chia sẻ với bạn về ý tưởng thực hành của mình; tìm hiểu ý tưởng thực hành của bạn, như: lựa chọn đề tài, hình thức thực hành, dáng người,…

HOẠT ĐỘNG CẢM NHẬN, CHIA SẺ

- GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm (treo, dán, đặt trên bàn, trên giá,…) và quan sát.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- GV nêu vấn đề, HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi trong SGK (có thể trao đổi nhóm đôi, nhóm ba,…).

+ Em có thể tạo thêm sản phẩm về hoạt động gì?

+ Em có ý tưởng sử dụng sản phẩm để trang trí ở đâu?