Slide bài giảng mĩ thuật 3 cánh diều bài 7: Thiệp chúc mừng
Slide điện tử bài 7: Thiệp chúc mừng. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Mĩ thuật 3 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ 4. SỰ KIỆN VUI VẺ
BÀI 7: THIỆP CHÚC MỪNG
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV ổn định lớp, tạo tâm thế và kích thích hứng thú học tập ở HS bằng cách sử dụng bài hát với nội dung liên quan đến các ngày lễ, tết để HS lắng nghe, quan sát: Bài hát “Tết Trung thu rước đèn đi chơi”.
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:
- Hoạt động khởi động
- Hoạt động quan sát và nhận biết
- Hoạt động thực hành, sáng tạo
Hướng dẫn cách thực hành
Thực hành, sáng tạo sản phẩm
- Hoạt động cảm nhận, chia sẻ
- Vận dụng
HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT VÀ NHẬN BIẾT
- GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh (tr.28 SGK) và sản phẩm minh họa của GV (nếu có), cùng trao đổi và cho biết:
+ Hình dán của mỗi tấm thiệp (tròn, chữ nhật, giống quyển/vở sách đặt ngang,…)
+ Những màu sắc xuất hiện trên các tấm thiệp.
=> Thiệp chúc mừng thường được sử dụng trong các ngày lễ, tết, sinh nhật.
+ Thiệp chúc mừng có nhiều hình dạng và cách trang trí khác nhau.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, SÁNG TẠO
Hoạt động 1: Hướng dẫn cách thực hành
Nhiệm vụ 1: In chà xát lá cây và cắt dán
+ Chuẩn bị: Lá cây khô, màu sáp, hồ dán, kéo,… phù hợp với sự kiện vui vẻ được lựa chọn theo ý thích (ngày sinh nhật, ngày 8/3, 20/11,…)
+ Bước 1: Sử dụng lá cây và màu sáp để in hình lá trên giấy. Cắt hình (trái tim, bông hoa, lá) theo ý thích và trang trí để tạo hình nổi bật làm trọng tâm cho tấm thiệp. Hình ảnh được sử dụng để trang trí cần có kích thước cân đối với kích thước của tấm thiệp (không nhỏ quá hoặc to quá).
+ Bước 2: Dán hình ảnh vừa cắt và trang trí lên sản phẩm in lá, tấm thiệp đã hoàn thành.
Nhiệm vụ 2: Gấp, cắt, dán
+ Chuẩn bị: giấy màu/bìa giấy màu hoặc bìa carton dạng mỏng, kéo, thước, bút chì, hồ dán. Nếu có bìa giấy để tạo sản phẩm sẽ tốt hơn vì bìa giấy màu thường đủ độ “cứng/đứng” cho tấm thiệp.
+ Bước 1: Sau khi chọn được khổ giấy, màu giấy phù hợp để làm tấm thiệp (có thể khổ A4 hoặc A3) thì gấp đôi chiều dài của khổ giấy, kẻ một ô gần sát mép gấp (khoảng 3 cm x 5 cm hoặc rộng/ hẹp hơn) và cắt theo đường kẻ (như hình tr.29 SGK).
+ Bước 2: Gập phần ô giấy vừa cắt hướng vào mặt trên của khổ giấy (để tạo nếp).
+ Bước 3: Mở đôi tờ giấy vừa gấp, cắt và đẩy ô vừa cắt vào mặt trong (tr.29 SGK). Cắt một khổ giấy có màu sắc theo ý thích, kích thước rộng hơn khổ giấy đã cắt ở Bước 1 và dán vào mặt sau của tấm thiệp. Tiếp theo, cắt một số hình để trang trí (hoa, lá, quả, trái tim, chấm, hình cơ bản,…) có màu đậm, nhạt khác nhau và viết thêm chữ, số như: ngày kỉ niệm, lời chúc,… Trong các hình cắt để trang trí cần có hình có kích thước to hơn, màu sắc nổi bật hơn để làm hình ảnh nổi bật cho tấm thiệp. Dán các hình vừa cắt vào mặt trong của khổ giấy và phần ô đã cắt ở Bước 1, Bước 2 để hoàn thiện sản phẩm.
Hoạt động 2: Thực hành, sáng tạo sản phẩm
- GV bố trí HS ngồi theo nhóm (có thể tạo sản phẩm cá nhân hoặc sản phẩm nhóm) và giao nhiệm vụ cho HS:
+ Xác định sự kiện vui vẻ để tạo thiệp chúc mừng theo ý thích.
+ Xác định cách tạo sản phẩm 2D hoặc 3D bằng cách in hoặc vẽ, gấp, cắt dán và vận dụng các bước thực hành minh họa được hướng dẫn trong SGK tr.29.
+ Quan sát, trao đổi, chia sẻ với bạn về ý tưởng thực hành của mình, tìm hiểu ý tưởng thực hành của bạn như: cách xác định sự kiện, màu sắc, vật liệu, hình thức thực hành, hình ảnh nổi bật,…
HOẠT ĐỘNG CẢM NHẬN, CHIA SẺ
- GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm (treo, dán, xếp,…). Sử dụng sản phẩm gợi ý trong SGK, kết hợp sản phẩm của HS để gợi mở nội dung giới thiệu, trao đổi, nhận xét, chia sẻ cảm nhận: Em và nhóm em:
+ Làm thiệp chúc mừng bằng cách nào?
+ Thiệp chúc mừng có hình ảnh nào nổi bật nhất?
+ Sử dụng thiệp chúc mừng vào dịp nào, tặng cho ai?
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- GV tổ chức HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi trong SGK: Chúng mình có thể làm thiệp chúc mừng bằng cách nào khác?