Slide bài giảng mĩ thuật 3 cánh diều bài 5: Tạo dáng cơ thể em
Slide điện tử bài 5: Tạo dáng cơ thể em. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Mĩ thuật 3 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ 3. TẠO DÁNG NGƯỜI ĐỘNG
BÀI 5. TẠO DÁNG CƠ THỂ EM
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV trực tiếp biểu diễn một số dáng động như: nhảy dây, tâng cầu/bóng, đá bóng,… cho HS quan sát và yêu cầu HS cho biết dáng người ở tư thế động mà GV vừa thể hiện tương ứng với hoạt động nào.
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:
- Quan sát, nhận biết.
Nhận biết tư thế dáng người đứng yên và dáng người ở tư thế động.
Nhận biết một số bộ phận bên ngoài cơ thể người và liên hệ với hình cơ bản.
- Thực hành, sáng tạo.
HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT VÀ NHẬN BIẾT
Hoạt động 1: Nhận biết tư thế dáng người đứng yên và dáng người ở tư thế động
- GV yêu cầu HS quan sát, trao đổi và trả lời câu hỏi trong SGK: Em hãy chỉ ra sự khác nhau về tư thế dáng người ở hình 1 và hình 2.
Hoạt động 2: Nhận biết một số bộ phận bên ngoài của cơ thể người và liên hệ với hình cơ bản
- GV yêu cầu HS quan sát, trao đổi và thực hiện yêu cầu trong SGK: Em quan sát hình 3 và chỉ ra hình cơ bản tương ứng với mỗi bộ phận trên cơ thể người ở hình 4.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, SÁNG TẠO
Hoạt động 1: Hướng dẫn cách thực hành (tr.22 SGK)
Nhiệm vụ 1: Tạo dáng người đứng yên từ các hình cơ bản
+ Bước 1: Vẽ dáng người bằng những hình cơ bản.
+ Bước 2: Vẽ mặt mũi, kiểu tóc, quần áo theo ý thích.
+ Bước 3: Tô màu hoàn thiện sản phẩm.
Nhiệm vụ 2: Tạo dáng người ở tư thế động
+ Bước 1: Sử dụng sản phẩm dáng người đứng yên (đã tạo được ở hoạt động trước), bút màu hoặc một số vật liệu khác.
+ Bước 2: Sử dụng kéo cắt rời các hình ảnh cơ bản tương ứng với hình các bộ phận khác. GV lưu ý HS: Khi cắt để lại nét viền đậm bao quanh mỗi hình cơ bản.
+ Bước 3: Sắp xếp lại các hình cơ bản tương ứng với hình các bộ phận để tạo thành dáng người ở tư thế động theo ý thích (dáng người chơi nhảy dây, múa quạt, đá bóng, hát,…)
Hoạt động 2: Thực hành, sáng tạo sản phẩm
- GV giao nhiệm vụ cho HS:
+ Vẽ dáng người đứng yên bằng các hình cơ bản và trang trí hình ảnh hoặc màu theo ý thích (có thể chỉ vẽ màu, không vẽ hình ảnh trang trí hoặc vẽ trên bìa giấy có sẵn màu).
+ Sử dụng hình vẽ dáng người đứng yên để cắt, xếp, dán tạo dáng người ở tư thế động theo ý thích.
+ Quan sát bạn thực hành, có thể học hỏi, tham khảo cách thực hành của bạn và chia sẻ ý tưởng thực hành của mình với bạn.
HOẠT ĐỘNG CẢM NHẬN, CHIA SẺ
- GV sử dụng một số gợi ý trong SGK, kết hợp sản phẩm của HS để gợi mở HS giới thiệu, chia sẻ cảm nhận:
+ Em tạo dáng người bằng cách nào?
+ Em tạo dáng người đang tham gia hoạt động nào?
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- GV tổ chức, yêu cầu HS quan sát hình ảnh, giới thiệu tư thế dáng người và chất liệu màu ở trong mỗi sản phẩm.