Slide bài giảng mĩ thuật 3 cánh diều bài 11: Bạn rô-bốt của em

Slide điện tử bài 11: Bạn rô-bốt của em. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Mĩ thuật 3 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 11: BẠN RÔ-BỐT CỦA EM

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- GV tổ chức HS hoạt động nhóm thông qua trò chơi “Những điều em đã biết” và giao nhiệm vụ:

+ Mỗi nhóm nhận một phiếu giấy A4 và một số khối có hình dạng, kích thước, chất liệu khác nhau.

+ Viết tên, chất liệu của từng khối vào phiếu. Nhóm nào viết được nhiều, đúng hơn và hoàn thành nhanh nhất sẽ giành chiến thắng.

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM: 

Hoạt động khởi động

- Hoạt động quan sát và nhận biết 

  • Nhận biết khối tương phản

  • Tìm khối tương phản trong tác phẩm mĩ thuật và sản phẩm rô-bốt

- Hoạt động thực hành, sáng tạo 

  • Hướng dẫn cách thực hành các bước vẽ tranh trò chơi nhảy lò cò 

  • Thực hành, sáng tạo sản phẩm

- Hoạt động cảm nhận, chia sẻ 

- Vận dụng 

HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT, NHẬN BIẾT 

Hoạt động 1: Nhận biết khối tương phản

+ Cặp hình 1 gồm khối lập phương, khối cầu là hai hình dạng khác nhau, đặt gần nhau thể hiện sự tương phản về hình dạng của khối.

+ Cặp hình 2 gồm hai khối lập phương là giống nhau về hình dạng, những có kích thước lớn, nhỏ khác nhau, đặt gần nhau thể hiện sự tương phản về kích thước của khối.

Hoạt động 2: Tìm khối tương phản trong tác phẩm mĩ thuật và sản phẩm rô-bốt

* Sử dụng hình quan sát (tr.43 SGK)

- GV yêu cầu HS quan sát, trao đổi và cho biết:

+ Những khối hình nào khác nhau và hình dạng?

+ Những khối hình nào khác nhau về kích thước?

+ Phần khuôn mặt, cổ của tượn Chân dung Đa-nây giống với khối hình nào mà em biết?

* Sử dụng hình ảnh rô-bốt (tr.44 SGK)

- GV yêu cầu HS quan sát, trao đổi và cho biết:

+ Tên những bộ phận của hình ảnh rô-bốt.

+ Những bộ phận nào trên hình ảnh rô-bốt giống với khối cơ bản?

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, SÁNG TẠO 

Hoạt động 1: Hướng dẫn cách thực hành 

Nhiệm vụ 1: Tạo hình rô-bốt từ vật liệu tái chế dạng khối

+ Bước 1: Chọn vật liệu phù hợp để tạo hình rô-bốt. Nên chọn vật liệu tái chế có dạng khối cơ bản như vỏ hộp giấy hình lập phương, chữ nhật (vỏ hộp bánh đậu xanh, vỏ hộp giấy đựng thuốc), lõi giấy vệ sinh, nắp chai nhựa (khối hình trụ), quả bóng nhựa loại nhỏ, quả bóng bàn (khối cầu),…

+ Bước 2: Chọn vật liệu có khối phù hợp với từng bộ phận của rô-bốt (chọn theo ý thích).

+ Bước 3: Tạo hình và trang trí các bộ phận của rô-bốt và một số chi tiết cần thiết (phần thân, phần đầu, tay, chân,…).

Nhiệm vụ 2: Tạo hình rô bốt bằng đất nặn

+ Chuẩn bị: đất nặn các màu, dao cắt đất nặn, tăm tre, giấy màu, thước kẻ.

+ Bước 1: Chọn màu đất theo ý thích.

+ Bước 2: Tạo các khối cơ bản.

+ Bước 3: Ghép nối các khối tạo bộ phận chính (thần, đầu, tay, chân), bộ phận phụ (các chi tiết trang trí).

Hoạt động 2: Thực hành, sáng tạo sản phẩm

- GV bố trí HS ngồi theo nhóm (có thể tạo sản phẩm cá nhân hoặc nhóm) và giao nhiệm vụ:

+ Tạo hình rô-bốt theo ý thích.

+ Trao đổi, chia sẻ với bạn về ý tưởng thực hành của mình; tìm hiểu ý tưởng và quan sát bạn thực hành, có thể học hỏi, tham khảo từ bạn,…

HOẠT ĐỘNG CẢM NHẬN, CHIA SẺ

- GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm và quan sát.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- GV hướng dẫn HS quan sát, trao đổi và gợi mở HS nhận ra: cách tạo sản phẩm, nhiệm vụ của rô-bốt,…