Slide bài giảng Lịch sử 9 kết nối bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945
Slide điện tử bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Lịch sử 9 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 3. CHÂU Á TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945
MỞ ĐẦU
Hai hình trên phản ánh tình hình trái ngược ở châu Á trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939). Trong khi Nhật Bản tăng cường chiến tranh xâm lược thì ở hầu hết các nước còn lại như Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á đã bùng nổ các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Vì sao như vậy? Những biểu hiện nào chứng tỏ điều đó?
Trả lời rút gọn:
- Vì cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế Nhật Bản, để thoát khỏi tình trạng đó, Nhật Bản đã gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.
- Biểu hiện: cách mạng Trung Quốc, Xô viết Nghệ - Tĩnh ở Việt Nam,…
1. NHẬT BẢN TRONG NHỮNG NĂM 1918 - 1929
Câu hỏi: Nêu những nét chính về tình hình Nhật bản trong những năm 1918 - 1929
Trả lời rút gọn:
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế phát triển nhanh chóng, kéo dài trong 18 tháng
- Những năm 1920 – 1921, nền kinh tế sa sút
- Phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân bùng lên mạnh mẽ.
- Đảng cộng sản Nhật Bản được thành lập và trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân
- Những năm 1924 – 1929, kinh tế phát triển nhưng không ổn định.
Câu hỏi: Tình hình Nhật bản trong những năm 1929 – 1945 có điểm gì nổi bật?
Trả lời rút gọn:
- Cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế Nhật Bản
- Chính phủ Nhật Bản tăng cường chính sách quân sự hoá bộ máy nhà nước
- Tháng 9/1940, quân Nhật kéo vào Đông Dương; tháng 12/1941, xâm lược các nước Đông Nam Á
- Ngày 15/8/1945, chấp nhận đầu hàng không điều kiện trước quân Đồng minh
2. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945
Câu hỏi: Nêu những nét chính về phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở châu Á từ năm 1918 đến năm 1945
Trả lời rút gọn:
- Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã tác động đến nhiều nước châu Á, lan rộng khắp các khu vực.
- Diễn ra theo hai khuynh hướng chính: dân chủ tư sản và vô sản
Câu hỏi: Nêu những nét chính về phong trào cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 đến năm 1945
Trả lời rút gọn:
- Phong trào Ngũ tứ bùng nổ ngày 4/5/1919, mở đầu là cuộc biểu tình chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc
- Những năm 1927 – 1937 tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng nhằm lật đổ nền thống trị của tập đoàn Quốc dân đảng
- Tháng 7/1937, Nhật Bản mở cuộc chiến tranh xâm lược thôn tính toàn bộ Trung Quốc, cách mạng Trung Quốc chuyển sang thời kỳ Quốc – Cộng hợp tác
Câu hỏi: Nêu những nét chính về phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á trong những năm 1918 – 1945.
Trả lời rút gọn:
- Giai cấp vô sản ở các nước Đông Nam Á từng bước trưởng thành, tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng
- Phong trào đấu đấu tranh giành độc lập dân tộc của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở một số nước đã bùng nổ
- Ở Đông Dương, cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp được tiến hành dưới nhiều hình thức phong phú với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân
- Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào trào đấu tranh giành độc lập dân tộc phát triển mạnh mẽ
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Câu hỏi 1: Hãy lập bảng hệ thống những nét chính về tình hình châu Á từ năm 1918 đến năm 1945
Trả lời rút gọn:
STT | Đất nước | Thời gian | Những nét chính |
1 | Nhật Bản | 1920 – 1921 | Nền kinh tế sa sút |
1924 – 1929 | Kinh tế phát triển nhưng không ổn định | ||
1931 - 1945 | - Tăng cường chính sách quân sự hoá bộ máy nhà nước - Ngày 15/8/1945, chấp nhận đầu hàng không điều kiện trước quân Đồng minh | ||
2 | Trung Quốc | 4/5/1919 | Phong trào Ngũ tứ bùng nổ |
1927 – 1937 | Tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng nhằm lật đổ nền thống trị của tập đoàn Quốc dân đảng | ||
7/1937 | Chuyển sang thời kì Quốc – Cộng hợp tác | ||
3 | In-đô-nê-xi-a | 1926 – 1927 | Khởi nghĩa tại Gia-va và Xu-ma-tơ-ra |
4 | Việt Nam | 1930 – 1931 | Cao trào Xô viết Nghệ - Tĩnh |
Câu hỏi 2: Trình bày những biểu hiện chứng tỏ sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
Trả lời rút gọn:
- Ở Trung Quốc, 4/5/1919, phong trào cách mạng chống chủ nghĩa đế quốc đã bùng nổ, thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1921
- Năm 1921 – 1924 ở Mông Cổ diễn ra phong trào giải phóng dân tộc, ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ
- 1918 - 1922, nhân dân Ấn Độ đã tăng cường đấu tranh chống thực dân Anh
Câu hỏi: Sưu tầm tư liệu từ sách, báo và internet, hãy tìm một số sự kiện trong những năm 1939 – 1945 thể hiện mối liên minh đoàn kết chiến đấu giữa ba nước Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia và giới thiệu với bạn
Trả lời rút gọn:
- Tháng 9/1939, phát xít Nhật tiến quân vào Đông Dương, nhân dân của Việt Nam và Campuchia đã đoàn kết cùng nhau để đấu tranh chống lại cả Pháp và Nhật.
- Tại Lào, từ năm 1940, một số sĩ quan, cảnh sát, trí thức và công chức người Lào, có tinh thần yêu nước, đã lánh nạn sang Thái Lan để tìm cách liên lạc với phe Đồng minh chống Nhật. Họ cũng liên hệ với tổ chức Việt kiều ở Thái Lan để phối hợp hoạt động.
- Bộ phận Việt kiều tại Lào đã tích cực tham gia vào các hoạt động kết hợp với nhân dân Lào để thúc đẩy mục tiêu độc lập dân tộc của cả Việt Nam và Lào.