Slide bài giảng Lịch sử 9 kết nối bài 20: Châu Á từ năm 1991 đến nay

Slide điện tử bài 20: Châu Á từ năm 1991 đến nay. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Lịch sử 9 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 20. CHÂU Á TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

MỞ ĐẦU

Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới: Đông Bắc Á là một khu vực kinh tế quan trọng của thế giới, chỉ tính riêng ba nền kinh tế chủ yếu là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã chiếm tới 1/5 GDP và 1/4 dân số thế giới vào đầu thế kỉ XXI.

Từ các thông tin trên và quan sát hình 20.1, hãy chia sẻ thêm những hiểu biết của em về sự phát triển của một số quốc gia và tổ chức đã được đề cập đến từ sau năm 1991

BÀI 20. CHÂU Á TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY
BÀI 20. CHÂU Á TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

Trả lời rút gọn:

- Trung Quốc có những công cuộc cải cách – mở cửa, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới, địa vị quốc tế được nâng cao

- Hàn Quốc thực hiện cải cách kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới, duy trì mối quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới

- Nhật Bản kinh tế phát triển đan xen với khủng hoảng, suy thoái nhưng vẫn là trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới

- Tổ chức ASEAN được thành lập, cải thiện nền kinh tế của mỗi quốc gia thành viên, tập trung trên hoà bình và sự ổn định của khu vực

1. CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

Câu hỏi 1: Khai thác hình 20.3, em có nhận xét gì về tình hình kinh tế Nhật Bản từ năm 1991 đến năm 2021?

BÀI 20. CHÂU Á TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

Trả lời rút gọn:

T 1991-2020, nền kinh tế Nhật Bản có sự tăng trưởng liên tục, năm 2021 tốc độ tăng trưởng đã có sự suy giảm 

Câu hỏi 2: Hãy giới thiệu sự phát triển kinh tế – xã hội của Nhật Bản từ năm 1991 đến nay.

Trả lời rút gọn:

- Từ năm 1991 đến nay, nền kinh tế Nhật Bản vẫn chưa thoát khỏi trì trệ, xen lẫn giữa suy thoái và tăng trưởng yếu ớt nhưng vẫn là một trong những trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới

Chất lượng cuộc sống cao với hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe đảm bảo và toàn diện.

Có thu nhập bình quân đầu người cao, chỉ số phát triển con người ở mức rất cao, tuổi thọ trung bình thuộc nhóm nước cao nhất thế giới 

Câu hỏi: Khai thác thông tin trong mục, giới thiệu sự phát triển kinh tế – xã hội của Hàn Quốc từ năm 1991 đến nay.

Trả lời rút gọn:

- Từ năm 1991, Hàn Quốc đã trở thành một nước công nghiệp mới và là một trong bốn “con rồng" châu Á, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, mũi nhọn là các ngành công nghệ cao.

- Đầu thế kỉ XXI, thuộc nhóm 15 nền kinh tế lớn nhất thế giới, dẫn đầu chuỗi cung ứng toàn cầu về chất bán dẫn và ô tô với các tập đoàn nổi tiếng

Câu hỏi: Khai thác thông tin trong mục, giới thiệu sự phát triển kinh tế – xã hội của Trung Quốc từ năm 1991 đến nay.

Trả lời rút gọn:

- Từ sau năm 1991, Trung Quốc chính thức nêu ra mục tiêu xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa

- Giai đoạn 1991 – 2021, tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc luôn ở mức cao nhất thế giới và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới 

- Trung Quốc trở thành công xưởng mới của thế giới, trong đó sản xuất công nghệ cao là mũi nhọn. 

- Mức sống của người dân không ngừng được nâng cao, công tác chăm sóc sức khoẻ được đẩy mạnh

- Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vẫn còn thấp, mất cân bằng, không hợp lí và thiếu bền vững

2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA ASEAN NĂM 1991 ĐẾN NAY

Câu hỏi: Trình bày quá trình phát triển của tổ chức ASEAN từ năm 1991 đến nay.

Trả lời rút gọn:

- Sau năm 1991, Chiến tranh lạnh chấm dứt, vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết, tình hình chính trị của khu vực được cải thiện

- Tháng 7/1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Tháng 7/1997, Lào và Mi-an-ma cũng gia nhập ASEAN. Tháng 4/1999, Cam-pu-chia được kết nạp và trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN

- Năm 1999, lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, tất cả các nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất. 

Câu hỏi: Trình bày những nét chính về sự thành lập, mục tiêu, trụ cột chính, ý nghĩa của Cộng đồng ASEAN.

Trả lời rút gọn:

- Sự thành lập: Ngày 31/12/2015, Cộng đồng ASEAN được thành lập

- Mục tiêu: xây dựng tổ chức trở thành một cộng đồng gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế, chia sẻ trách nhiệm xã hội và hợp tác rộng mở với bên ngoài, hoạt động theo luật lệ và hướng tới người dân

- Trụ cột chính: 

+ Cộng đồng chính trị - an ninh (APSC)

+ Cộng đồng kinh tế (AEC)

+ Cộng đồng văn hoá – xã hội (ASCC)

- Ý nghĩa: là kết quả hợp tác ASEAN trong gần 50 năm, phản ánh mức độ liên kết của ASEAN ngày càng cao, chặt chẽ hơn và có vai trò quan trọng ở khu vực. 

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu hỏi 1: Lập bảng tóm tắt tình hình kinh tế, xã hội của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc từ năm 1991 đến nay

Trả lời rút gọn:

Lĩnh vực

Nhật Bản

Hàn Quốc

Trung Quốc

Kinh tế

- Nền kinh tế vẫn chưa thoát khỏi trì trệ, xen lẫn giữa suy thoái và tăng trưởng yếu ớt

- Nhật Bản vẫn là một trong những trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới

 

- Trở thành một nước công nghiệp mới, là một trong bốn “con rồng" châu Á, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, mũi nhọn là các ngành công nghệ cao.

- Thuộc nhóm 15 nền kinh tế lớn nhất thế giới, dẫn đầu chuỗi cung ứng toàn cầu về chất bán dẫn và ô tô với các tập đoàn nổi tiếng 

- Xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách mở cửa

- Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc luôn ở mức cao nhất thế giới và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới 

- Trở thành công xưởng mới của thế giới, trong đó sản xuất công nghệ cao là mũi nhọn. Quá trình đô thị hoá cũng diễn ra với tốc độ nhanh

 

Xã hội 

- Có chất lượng cuộc sống cao với hệ thống y tế, chăm sóc sức khoẻ đảm bảo và toàn diện

- Có thu nhập bình quân đầu người cao, chỉ số phát triển con người ở mức rất cao, tuổi thọ trung bình thuộc nhóm nước cao nhất thế giới 

Mức sống, tuổi thọ của người dân không ngừng được nâng cao

 

- Mức sống của người dân không ngừng được nâng cao, công tác chăm sóc sức khoẻ được đẩy mạnh

- Ô nhiễm môi trường và mức độ chênh lệch giàu – nghèo vẫn cao

Câu hỏi 2: Vẽ trục thời gian (theo ý tưởng của em) thể hiện quá trình phát triển của ASEAN từ năm 1991 đến nay.

Trả lời rút gọn:

BÀI 20. CHÂU Á TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

Câu hỏi 1: Tìm hiểu thông tin từ sách, báo, internet, hãy viết bài giới thiệu một thành tựu tiêu biểu về kinh tế, xã hội của Trung Quốc hoặc Nhật Bản, Hàn Quốc từ sau năm 1991.

Trả lời rút gọn:

Về mặt kinh tế, Trung Quốc đã có một sự tăng trưởng ấn tượng, với tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng lên đến 114 nghìn tỉ nhân dân tệ vào năm 2021. Tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 9,5%, vượt xa mức trung bình của thế giới là 2,9%. Đồng thời, quy mô GDP của Trung Quốc cũng đã leo lên vị trí thứ hai trên toàn cầu, bắt đầu từ năm 2010.

Về mặt xã hội, Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, như giảm đói giảm nghèo và thực hiện chính sách an sinh xã hội. Mức sống của người dân đã liên tục được cải thiện, và công tác chăm sóc sức khỏe cũng được đẩy mạnh.

Câu hỏi 2: Nêu những việc em có thể làm để góp phần xây dựng và phát triển Cộng đồng ASEAN vững mạnh trong thời gian tới.

Trả lời rút gọn:

- Có tinh thần đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau đối với con người, văn hoá của các nước trong khu vực

- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của ASEAN, phát huy hiệu quả vai trò trong ASEAN