Slide bài giảng Lịch sử 9 kết nối bài 19: Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay. Liên bang Nga và nước Mỹ từ năm 1991 đến nay

Slide điện tử bài 19: Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay. Liên bang Nga và nước Mỹ từ năm 1991 đến nay. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Lịch sử 9 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 19. TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY. LIÊN BANG NGA VÀ NƯỚC MỸ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

MỞ ĐẦU

Trong cuộc gặp gỡ không chính thức với Tổng thống Mỹ G. Bu-sơ tại Man-ta (1989), Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M. Goóc-ba-chốp đã phát biểu về Chiến tranh lạnh: "Chạy đua vũ trang, nghi ngờ, đấu tranh về tâm lí và ý thức hệ, tất cả những điều ấy nên để lại quá khứ".

Theo em, điều mà M. Goóc-ba-chấp muốn “để lại quá khứ” là gì? Những gì sẽ tiếp diễn sau khi quá khứ đó được khép lại? Hãy chia sẻ hiểu biết của em về tình hình Liên bang Nga và nước Mỹ trong bối cảnh đó.

Trả lời rút gọn:

- Điều mà M. Goóc-ba-chấp muốn “để lại quá khứ” là những thù hận kéo dài trong Chiến tranh Lạnh nên đi đến hồi kết

- Những điều tiếp diễn sau khi quá khứ đó được khép lại: ngưỡng cửa của một kỷ nguyên hoàn toàn mới trong quan hệ Mỹ- Xô sắp bắt đầu, vượt qua sự chia rẽ ở châu Âu và kết thúc cuộc đối đầu quân sự 

- Trong bối cảnh đó, Liên bang Nga và nước Mỹ đều bị suy giảm thế mạnh về nhiều mặt so với các nước khác

1. XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG VÀ SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

Câu hỏi 1: Trình bày xu hướng và sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh.

Trả lời rút gọn:

- Xu hướng đối đầu trong Chiến tranh lạnh dần được thay thế bằng xu thế đối thoại, hoà hoãn,.... 

- Thế giới bị chi phối bởi hai cực – hai siêu cường: Mỹ và Liên Xô. Mỹ đứng đầu và hệ thống xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu

Một trật tự thế giới mới đang dần hình thành theo xu hướng đa cực

Câu hỏi 2: Vì sao từ sau Chiến tranh lạnh đến nay, Mỹ không thể thiết lập trật tự đơn cực? 

Trả lời rút gọn:

Vì:

- Từ đầu thế kỉ XXI, nhiều quốc gia, khu vực vươn lên cạnh tranh với Mỹ

- EU ngày càng lớn mạnh với quá trình liên kết sâu rộng. Nhật Bản đang tìm cách đạt được vị thế chính trị tương xứng. Liên bang Nga – quốc gia kế thừa chủ yếu tiềm lực, địa vị quốc tế của Liên Xô đang phục hồi và trỗi dậy

- Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (sau Mỹ) – từ năm 2010, đã và đang là đối thủ cạnh tranh quyết liệt vị thế siêu cường với Mỹ

2. LIÊN BANG NGA TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

Câu hỏi: Nêu tình hình chính trị, kinh tế Liên Bang Nga từ năm 1991 đến nay

Trả lời rút gọn:

- Về tình hình chính trị: 

+ Trong những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình Liên bang Nga bất ổn do mâu thuẫn giữa các đảng phái về việc xác lập một thể chế chính trị mới. 

+ Sang đầu thế kỉ XXI, tình hình chính trị Liên bang Nga dần ổn định, địa vị quốc tế được nâng cao. 

- Về tình hình kinh tế: 

+ Liên bang Nga đã thực hiện cải cách, chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường qua hai giai đoạn.

+ Gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO). 

3. NƯỚC MỸ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

Câu hỏi: Trình bày tình hình chính trị, kinh tế của nước Mỹ từ năm 1991 đến nay

Trả lời rút gọn:

- Về tình hình chính trị: 

+ Duy trì nền dân chủ tư sản dưới sự cầm quyền của một trong hai đảng

+ Mỹ nhất quán trong việc thực hiện mục tiêu, tham vọng chi phối là lãnh đạo thế giới

+ Sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ đã triển khai các chính sách nhằm tận dụng vị thế siêu cường duy nhất để thúc đẩy việc thiết lập trật tự thế giới đơn cực.

- Về tình hình kinh tế:

+ Mỹ có nền kinh tế, tài chính, công nghệ lớn mạnh hàng đầu thế giới với các lĩnh vực sản xuất đa dạng

+ Tuy nhiên, nền kinh tế Mỹ cũng trải qua những đợt suy thoái ngắn do tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính 

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu hỏi 1: Vẽ sơ đồ tư duy mô tả tóm tắt xu hướng vận động và sự hình thành trật tự thế giới sau năm 1991 đến nay

Trả lời rút gọn:

BÀI 19. TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY. LIÊN BANG NGA VÀ NƯỚC MỸ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

Câu hỏi 2: Hãy lập bảng tóm tắt về tình hình chính trị, kinh tế của Liên bang Nga và nước Mỹ từ năm 1991 đến nay.

Trả lời rút gọn:

Lĩnh vực

Liên bang Nga

Mỹ

Chính trị

- Tình hình bất ổn do mâu thuẫn giữa các đảng phái về việc xác lập một thể chế chính trị mới

- Hiến pháp mới được ban hành, xác lập thể chế Cộng hoà Tổng thống của Liên bang Nga

- Những mâu thuẫn về các vấn đề liên quan đến chính sách đối nội, đối ngoại vẫn âm ỉ kéo dài. 

- Sang đầu thế kỉ XXI, tình hình chính trị dần ổn định, địa vị quốc tế được nâng cao

- Duy trì nền dân chủ tư sản dưới sự cầm quyền của một trong hai đảng

- Mỹ nhất quán trong việc thực hiện mục tiêu, tham vọng chi phối là lãnh đạo thế giới

- Sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ đã triển khai các chính sách nhằm tận dụng vị thế siêu cường duy nhất

Kinh tế 

- Thực hiện cải cách, chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường

- Gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Công nghiệp quốc phòng, công nghiệp năng lượng, khai khoáng, hàng không - vũ trụ... vẫn là những ngành mũi nhọn 

- Có nền kinh tế, tài chính, công nghệ lớn mạnh hàng đầu thế giới với các lĩnh vực sản xuất đa dạng

- Nền kinh tế Mỹ cũng trải qua những đợt suy thoái ngắn do tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính 

Câu hỏi: Theo em, xu thế hình thành trật tự thế giới mới từ sau Chiến tranh lạnh đã đặt ra những thời cơ và thách thức như thế nào đối với Việt Nam trong xây dựng và phát triển đất nước?

Trả lời rút gọn:

Chiến tranh lạnh đặt ra đối với Việt Nam trong xây dựng và phát triển đất nước:

 - Thời cơ:

+ Có cơ hội hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển

+ Việt Nam có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế của thế giới và khu vực, rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất

- Thách thức:

+ Nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ tụt hậu, hội nhập sẽ hòa tan

+ Có những chính sách, đường lối phù hợp để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hội nhập với thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc