Slide bài giảng Lịch sử 9 kết nối bài 2: Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945 (phần 2)

Slide điện tử bài 2: Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945 (phần 2). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Lịch sử 9 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 2. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

MỞ ĐẦU

Trong những năm 1918 – 1945, lịch sử châu Âu và nước Mỹ đã trải qua những bước phát triển thăng trầm, đầy biến động trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Em biết gì về những biến động đó thông qua hai hình trên? Sự ra đời của Quốc tế cộng sản, đại suy thoái kinh tế thế giới (1929 – 1933) và sự xuất hiện chủ nghĩa phát xít có liên quan gì đến tình hình đó?

Trả lời rút gọn:

- Trong những năm 1918 - 1923, các nước tư bản châu Âu đều suy sụp về kinh tế, 

- Khủng hoảng kinh tế thế giới từ 1929 - 1933

- Sự ra đời của Quốc tế cộng sản đã trở thành tổ chức quốc tế của giai cấp công nhân

- Do đại suy thoái kinh tế thế giới đã dẫn đến sự xuất hiện chủ nghĩa phát xít 

1. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG (1918 – 1923) VÀ SỰ THÀNH LẬP QUỐC TẾ CỘNG SẢN (1919)

Câu hỏi: Trình bày những nét chính về phong trào cách mạng ở các nước tư bản châu Âu từ năm 1918 đến năm 1923

Trả lời rút gọn:

- Ở Đức:

+ Ngày 9/11/1918, ở Béc-lin tiến hành tổng bãi công, sau đó chuyển thành khởi nghĩa vũ trang lật đổ chế độ quân chủ

+ Sau đó, chế độ cộng hòa tư sản ở Đức được thiết lập

+ Tháng 12/1918, Đảng Cộng sản Đức được thành lập

- Ở Anh: từ 1919 – 1921, có tới 6,5 triệu người bãi công, đưa ra yêu sách kinh tế, chính trị

- Ở Pháp: cuộc tổng bãi công lớn nhất vào 1/5/1920 lôi cuốn hơn 1 triệu người tham gia

 Câu hỏi: Trình bày sự thành lập và một số hoạt động chính của Quốc tế Cộng sản

Trả lời rút gọn:

- Sự thành lập của Quốc tế Cộng sản: Tháng 3/1919, Quốc tế cộng sản được thành lập ở Mát-xcơ-va

- Một số hoạt động chính:

+ Tiến hành 7 kỳ đại hội, đề ra đường lối cho từng thời kì phát triển của cách mạng thế giới

+ Tại Đại hội lần thứ II (1920), thông qua “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”

2. CUỘC ĐẠI SUY THOÁI KINH TẾ (1929 – 1933) VÀ SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA PHÁT XÍT

Câu hỏi 1: Khai thác tư liệu và thông tin trong mục, hãy trình bày nguyên nhân và biểu hiện của cuộc đại suy thoái kinh tế trong những năm 1929 - 1933

Trả lời rút gọn:

- Nguyên nhân của cuộc đại suy thoái kinh tế trong những năm 1929-1933: 

+ Sản xuất ồ ạt, 

+ Nhu cầu và sức mua của thị trường không có sự tăng lên tương ứng,

=> hàng hoá trở nên ế thừa và dẫn tới suy thoái trong sản xuất

- Biểu hiện của cuộc đại suy thoái kinh tế:

+ Tháng 10/1929, cuộc đại suy thoái kinh tế bùng nổ ở Mỹ, sau đó lan rộng ra toàn thế giới tư bản chủ nghĩa

+ Cuộc đại suy thoái năm 1929-1933 đã tàn phá nặng nề nền kinh tế và gây ra những hậu quả nghiêm trọng

Câu hỏi 2: Sự hình thành chủ nghĩa phát xít ở châu Âu diễn ra như thế nào?

Trả lời rút gọn:

- Đức, I-ta-li-a không có hoặc có ít thuộc địa, theo con đường phát xít hoá, thiết lập chế độ độc tài, phát động chiến tranh để phân chia lại thế giới

- Đức: Hít-le lên làm Thủ tướng, nước Đức trở thành “lò lửa chiến tranh”

- I-ta-li-a: xuất hiện “lò lửa chiến tranh”, bành trướng thế lực và tiến hành xâm chiếm thuộc địa 

3. NƯỚC MỸ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI

Câu hỏi: Trình bày những nét lớn về tình hình chính trị, kinh tế của nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

Trả lời rút gọn:

- Về đối nội: Đảng cộng hòa nắm chính quyền

- Về đối ngoại: lập trường chống Liên Xô, tiếp tục thực hiện học thuyết Mơn-rô 

- Về kinh tế của nước Mỹ:

Bước vào thời kì “hoàng kim”

+ Cuộc đại suy thoái kinh tế bùng nổ vào tháng 10/1929

+ Tổng thống Ph.Ru-dơ-ven đưa nước Mỹ ra khỏi suy thoái bằng “Chính sách mới”

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu hỏi 1: Lập sơ đồ tư duy về những nét chính của tình hình châu Âu và nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới  

Trả lời rút gọn:

Câu hỏi 2: Nêu nhận xét của em về con đường thoát khỏi đại suy thoái của các nước tư bản châu Âu và nước Mỹ

Trả lời rút gọn:

- Ở châu Âu: để lại hậu quả nặng nề, tàn phá nặng nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa, khiến hàng trăm triệu người đói khổ.

- Ở Mỹ: “Chính sách mới” của Ru-dơ-ven đã góp phần giải quyết những khó khăn của nền kinh tế, đưa nước Mĩ thoát dần khỏi khủng hoảng.

Câu hỏi: Tìm hiểu thông tin trên sách, báo và internet, viết đoạn văn ngắn giới thiệu về “Chính sách mới” của Tổng thống Ph.Ru-dơ-đen nhằm đưa nước Mỹ thoát khỏi cuộc đại suy thoái kinh tế

Trả lời rút gọn:

“Chính sách mới” nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính. Chính sách bao gồm các biện pháp như ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng; tăng cường vai trò kiểm soát, điều tiết của Nhà nước; cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất. Chính sách này cũng tập trung vào việc cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội.