Slide bài giảng Lịch sử 9 chân trời Bài 6: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Slide điện tử Bài 6: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 6. HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC VÀ SỰ THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
MỞ ĐẦU
Câu hỏi: “Đường Kách mệnh” là tác phẩm phản ánh sự lựa chọn con đường cứu nước của nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc người có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình cách mạng Việt Nam và sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1930. Vậy, con đường cách mạng nào mà Nguyễn Ái Quốc đã đi trong những năm 1918 – 1930? Nguyễn Ái Quốc có vai trò như thể nào trong quá trình thành lập Đảng?
Bài làm rút gọn:
- Nguyễn Ái Quốc đã đi con đường cách mạng vô sản. Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga (1917).
- Vai trò: Người tìm ra con đường đúng đắn giải phóng đất nước sau gần mười năm tìm kiếm, vận dụng sáng tạo lý luận Mác - Lênin, tiếp tục học tập để bổ sung hoàn thiện tư tưởng cứu nước, đồng thời tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam nhằm chuẩn bị các tiền đề về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời chính đảng tiên phong ở Việt Nam, chủ trì Hội nghị thống nhất ba tổ chức cộng sản ở Đông dương thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
1. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1918 – 1930
Câu hỏi: Dựa vào sơ đồ 6.4, hãy nêu những nét chính về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1918-1930
Đọc tư liệu 6.3 và 6.5, hãy cho biết trong giai đoạn 1919 - 1930, Nguyễn Ái Quốc đã có những chuyển biến gì trong tư tưởng và hình thức đấu tranh cách mạng.
Bài làm rút gọn:
* Những nét chính:
- 1919: Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng Xã hội Pháp
- Tháng 6/1919: Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vecxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam.
- Giữa tháng 7/1920, khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Đây là cái cần thiết cho chúng ta. Đây là con đường giải phóng cho chúng ta”.
- Tháng 12/1920: Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
- Nguyễn Ái Quốc tích cực chuẩn bị điều kiện về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam. Người lựa chọn một số thanh niên trong Tâm tâm xã để tổ chức thành nhóm Cộng sản đoàn (2/1925) làm nòng cốt để thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (6-1925) nhằm chuẩn bị điều kiện tiến tới thành lập Đảng Cộng sản; xuất bản báo Thanh niên để tuyên truyền tư tưởng cách mạng cho quần chúng.
- Nguyễn Ái Quốc mở nhiều lớp huấn luyện đào tạo cán bộ.
- Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc chủ động triệu tập Hội nghị hợp nhất các nhóm cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Người soạn thảo ra Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (bao gồm Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt), được Hội nghị thông qua.
* Sự chuyển biến trong tư tưởng và hình thức đấu tranh: Khi đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất về luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã xác định con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản.
2. Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Câu hỏi: Dựa vào sơ đồ 6.6 và thông tin trong bài, hãy trình bày quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại sao sự kiện này có ý nghĩa quan trọng đối với lịch sử dân tộc?
Đọc tư liệu 6.8 và thông tin trong bài, hãy rút ra nhận xét của em về vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bài làm rút gọn:
* Quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:
- Tháng 3/1929, chi bộ cộng sản đầu tiên tại Việt Nam được thành lập
- Tháng 6-9/1929, xuất hiện 3 tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn
- 6-1 đến 7-2-1930, Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- 24-2-1930, Đông Dương Cộng sản liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam
* Ý nghĩa của việc thành lập Đảng:
- Đảng ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp của nhân dân Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin và lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
- Bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. Từ đây, cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam được đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của chính đảng duy nhất.
- Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về lãnh đạo cách mạng. Từ đây cách mạng Việt Nam bước lên một con đường mới, con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc và hướng tới chủ nghĩa xã hội.
- Đảng ra đời chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng. Phong trào công nhân Việt Nam từ đây hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác.
- Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có ý nghĩa quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt tiếp theo của lịch sử dân tộc Việt Nam. Đó là nhân tố hàng đầu đảm bảo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
- Sự lãnh đạo của Đảng làm cho cách mạng Việt Nam thực sự trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. Từ đây nhân dân Việt Nam tham gia vào sự nghiệp cách mạng thế giới một cách có tổ chức.
* Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:
- Tìm ra con đường để giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước.
- Chuẩn bị điều kiện cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Hãy hoàn thành niên biểu về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1918-1930 theo mẫu dưới đây:
Thời gian | Hoạt động |
? | ? |
? | ? |
Bài làm rút gọn:
Thời gian | Hoạt động |
1919 | Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng Xã hội Pháp |
Tháng 6/1919 | Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vecxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam, đòi các tự do, dân chủ, quyền bình đẳng cho dân tộc. |
Giữa tháng 7/1920 | Đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Đây là con đường giải phóng cho chúng ta”. |
Tháng 12/1920 | Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. |
1921 | Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của các nước trong khối thuộc địa Pháp thành lập Hội liên hiệp thuộc địa. Cơ quan ngôn luận là báo Người cùng khổ |
6-1925 | Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên |
1925 đến năm 1927 | Nguyễn Ái Quốc mở nhiều lớp huấn luyện đào tạo cán bộ, xuất bản cuốn Đường kách mệnh (1927). |
Đầu năm 1930 | Nguyễn Ái Quốc chủ động triệu tập Hội nghị hợp nhất các nhóm cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Người soạn thảo ra Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (bao gồm Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt), được Hội nghị thông qua. |
Câu 2: Em có đồng ý với nhận định: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời chấm dứt thời kỳ cách mạng Việt Nam khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo và đường lối cứu nước? Tại sao?
Bài làm rút gọn:
Em đồng ý với nhận định trên. Sự ra đời ba tổ chức cộng sản năm 1929 là một xu thế khách quan của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Nhưng ba tổ chức lại hoạt động riêng rẽ với nhau, làm cho lực lượng và sức mạnh của cách mạng bị phân tán. Điều đó không có lợi cho phong trào cách mạng. Yêu cầu bức thiết của cách mạng là cần có một Đảng thống nhất lãnh đạo. Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và việc ngay từ khi ra đời, Đảng đã có Cương lĩnh chính trị xác định đúng đắn con đường cách mạng là giải phóng dân tộc theo phương hướng cách mạng vô sản, chính là cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam vừa ra đời đã nắm được ngọn cờ lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam; giải quyết được tình trạng khủng hoảng về đường lối cách mạng, về giai cấp lãnh đạo cách mạng diễn ra đầu thế kỷ XX, mở ra con đường và phương hướng phát triển mới cho đất nước Việt Nam. Chính đường lối này là cơ sở đảm bảo cho sự tập hợp lực lượng và sự đoàn kết, thống nhất của toàn dân tộc cùng chung tư tưởng và hành động để tiến hành cuộc cách mạng vĩ đại giành những thắng lợi to lớn sau này. Đây cũng là điều kiện cơ bản quyết định phương hướng phát triển, bước đi của cách mạng Việt Nam trong suốt bao năm qua.
VẬN DỤNG
Câu hỏi: Hãy sưu tầm thông tin về các nhân vật lịch sử đã tham dự Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hương Cảng (Trung Quốc) đầu năm 1930. Sau đó, viết đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) giới thiệu về nhân vật lịch sử mà em ấn tượng nhất.
Bài làm rút gọn:
1. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc (1890 - 1969) quê làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và sau này đồng chí trở thành người sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà XHCN Việt Nam). Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với tên gọi Hồ Chí Minh đã đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam với vai trò Chủ tịch Đảng (từ tháng 2/1951) và đứng đầu Nhà nước suốt 24 năm cho đến khi qua đời (2/9/1945 - 2/9/1969).
Người đã được UNESCO vinh danh Danh nhân Văn hoá Thế giới.
2. Đồng chí Trịnh Đình Cửu (1906 - 1990)
- Quê phường Định Công, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội.
- Đồng chí đã tham gia lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu, Trung Quốc do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc phụ trách (1927), tham gia sáng lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên tại số nhà 5D phố Hàm Long, Hà Nội.
- Tại Hội nghị hợp nhất (3/2/1930), đồng chí Trịnh Đình Cửu được cử phụ trách Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời (như nhiệm vụ của Tổng Bí thư) Đảng Cộng sản Việt Nam và chỉ đạo biên tập báo Tranh đấu, cơ quan phát ngôn của Trung ương Đảng.
- Từ năm 1931, hai vợ chồng đồng chí Trịnh Đình Cửu bị thực dân Pháp bắt, kết án tù khổ sai. Đồng chí bị lưu đày ra Côn Đảo, nhờ thắng lợi của Mặt trận Bình dân (1936), đồng chí được ân xá. Từ năm 1949, đồng chí Trịnh Đình Cửu làm Phó Giám đốc trường Đảng Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).