Slide bài giảng Lịch sử 9 chân trời Bài 23: Công cuộc Đổi mới từ năm 1991 đến nay

Slide điện tử Bài 23: Công cuộc Đổi mới từ năm 1991 đến nay. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 23. CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY 

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Việt Nam bắt đầu đổi mới toàn diện trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoa, quốc phòng, an ninh,... Đất nước phát triển, đời sống nhân dân bình yên, hạnh phúc. Đó là những thành quả ngọt ngào mà công cuộc Đổi mới mang lại. Từ năm 1991 đến nay, công cuộc Đổi mới tiếp tục diễn ra như thế nào và đạt được những thành tựu tiêu biểu gì?

Bài làm rút gọn:

- 1991 - 1995: dần ra khỏi tình trạng trì trệ, suy thoái. Nền kinh tế tiếp tục đạt được những thành tựu quan trọng. 

- 1996 - 2000: đánh dấu bước phát triển quan trọng của kinh tế thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặc dù cùng chịu tác động của khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực và thiên tai nghiêm trọng xảy ra liên tiếp, tuy nhiên, Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá. 

- 2001 - 2005: Sự nghiệp đổi mới đi vào chiều sâu, việc triển khai Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 và Kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 mà Đại hội IX của Đảng thông qua đã đạt được những kết quả nhất định. 

- 2006 - 2010: Nền kinh tế vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, từ nhóm nước thu nhập thấp đã trở thành nước có thu nhập trung bình (thấp). 

- Trong năm 2011 đến nay, mặc dù sự phục hồi kinh tế sau khủng hoảng tài chính toàn cầu còn rất chậm nhưng vẫn được đánh giá cao hơn bình quân các nước trong khu vực. 

1. Thành tựu kinh tế

Câu hỏi: Dựa vào các tư liệu 23.2, 23.3 và thông tin trong bài, hãy trình bày từ năm 1991 đến nay nền kinh tế của Việt Nam từng bước phát triển theo hướng hiện đại hóa như thế nào.

Bài làm rút gọn:

- Nền kinh tế tăng trưởng bền vững với quy mô ngày càng mở rộng. Từ năm 2008, Việt Nam đã ra khỏi nhóm nước và vùng lãnh thổ thu nhập thấp để gia nhập nhóm nước và vùng lãnh thổ thu nhập trung bình thấp 

- Công nghiệp – dịch vụ tăng trưởng mạnh, trở thành ngành kinh tế chủ lực của đất nước, chiếm 70% tỉ trọng GDP (2020)

- Tham gia Tổ chức thương mại Thế giới WTO vào 2007, mở ra giai đoạn hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới 

2. Thành tựu về chính trị

Câu hỏi: Hãy nêu các biểu hiện cho thấy Việt Nam đạt được sự ổn định chính trị và nâng cao uy tín trên trường quốc tế. Em có nhận xét gì về nguyên tắc “kiểm soát quyền lực" được khẳng định trong Hiến pháp năm 2013?

Bài làm rút gọn:

* Biểu hiện:

- Xây dựng nền tảng vững chắc liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức 

- Nguyên tắc “kiểm soát quyền lực” 

- Thiết lập quan hệ ngoại giao với 189/193 nước (2020)

- Xây dựng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với 30 nước

- Đảm nhận các trọng trách quốc tế quan trọng: Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch AIPA-41, Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kì 2020 – 2021 

* Nhận xét: 

- Hiến pháp 2013 khẳng định quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nguyên tắc kiểm soát quyền lực thể hiện sự giám sát của nhân dân đối với các cơ quan nhà nước, đảm bảo họ thực hiện quyền lực một cách công tâm, hiệu quả, phục vụ lợi ích của nhân dân.

- Hiến pháp quy định rõ ràng về sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước (Quốc hội, Chính phủ, Tòa án Nhân dân, Viện kiểm sát Nhân dân) thông qua các cơ chế kiểm soát quyền lực, đảm bảo sự cân bằng giữa các ngành quyền.

- Việc kiểm soát quyền lực giúp phát hiện, ngăn chặn và sửa chữa sai sót, hạn chế lạm quyền, tham nhũng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà nước.

2. Thành tựu văn hoá – xã hội 

Câu hỏi: Hãy nêu những thành tựu tiêu biểu nhất trong lĩnh vực văn hóa – xã hội ở Việt Nam từ năm 1991 đến nay.

Bài làm rút gọn:

- Đời sống nhân dân ổn định và nâng cao 

- Quy mô giáo dục phát triển, từng bước đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao

- Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tăng từ 62,4 tuổi năm 1991 lên 73,6 tuổi năm 2020.

- Hệ thống cơ sở y tế được phát triển, trang thiết bị y tế được hiện đại hóa.

- Nền văn hóa Việt Nam được giữ gìn và phát huy, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, các hoạt động nghệ thuật phát triển mạnh mẽ, nhiều nghệ sĩ Việt Nam đạt được thành công quốc tế.

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ 58,1% năm 1993 xuống 2,75% năm 2020.

- Bình đẳng giới được thúc đẩy, vai trò của phụ nữ được nâng cao.

3. Thành tựu về quốc phòng – an ninh 

Câu hỏi: Công cuộc đổi mới ở Việt Nam đã đem đến những thành tựu tiêu biểu nào trong lĩnh vực quốc phòng – an ninh?

Bài làm rút gọn:

- Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc 

- Bảo đảm an toàn về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cho các sự kiện chính trị quan trọng 

- Chỉ số hoà bình tăng 4 hạng lên vị trí 41/163

- Nền quốc phòng được hiện đại hoá, nâng cao

- Xây dựng thành công hợp tác quốc phòng, an ninh đa phương 

LUYỆN TẬP 

Câu hỏi: Hãy lập bảng tóm tắt những thành tựu tiêu biểu của Việt Nam từ năm 1991 đến nay.

Bài làm rút gọn:

Lĩnh vực

Thành tựu

Kinh tế

- Tăng trưởng GDP: GDP bình quân đầu người tăng từ 200 USD năm 1991 lên 3.500 USD năm 2023.

- Cơ cấu kinh tế: Chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Thu hút đầu tư: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bình quân đạt 17-18 tỷ USD/năm.

- Xuất nhập khẩu: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng mạnh.

Chính trị

- Xây dựng nền tảng vững chắc liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức 

- Nguyên tắc “kiểm soát quyền lực”  

- Thiết lập quan hệ ngoại giao với 189/193 nước (2020)

- Xây dựng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với 30 nước

- Đảm nhận các trọng trách quốc tế quan trọng: Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch AIPA-41, Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kì 2020 – 2021

Văn hoá – xã hội

- Giáo dục: Tỷ lệ biết chữ tăng từ 85% năm 1991 lên 97,5% năm 2020.

- Y tế: Tuổi thọ trung bình tăng từ 62,4 tuổi năm 1991 lên 73,6 tuổi năm 2020.

- Giảm nghèo: Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ 58,1% năm 1993 xuống 2,75% năm 2020.

- An sinh xã hội: Các chính sách an sinh xã hội được thực hiện tốt, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt.

- Đời sống nhân dân ổn định và nâng cao 

- Quy mô giáo dục phát triển, từng bước đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao

- Hệ thống cơ sở y tế được phát triển rộng khắp, trang thiết bị y tế được hiện đại hóa.

- Nền văn hóa Việt Nam được giữ gìn và phát huy, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, các hoạt động nghệ thuật phát triển mạnh mẽ, nhiều nghệ sĩ Việt Nam đạt được thành công quốc tế.

- Bình đẳng giới được thúc đẩy, vai trò của phụ nữ được nâng cao.

VẬN DỤNG 

Câu hỏi: Hãy sưu tầm những thành tựu trong công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1991 đến nay địa phương nơi em sinh sống. Chọn và giới thiệu một thành tựu tiêu biểu nhất.

Bài làm rút gọn:

Quê hương em ở Thái Bình. Trong công cuộc đổi mới, Thái Bình luôn phát huy tính năng động, sáng tạo, khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, trong 5 năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, song các đồng chí đã hoàn thành hầu hết các chỉ tiêu của nhiệm kỳ. Kinh tế tăng trưởng khá toàn diện, GRDP bình quân tăng 9%/năm. Quy mô nền kinh tế tăng mạnh; thu nhập bình quân đầu người gấp 1,7 lần so với đầu nhiệm kỳ. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội gấp gần 2 lần so với nhiệm kỳ trước. Thu ngân sách trên địa bàn hàng năm luôn vượt dự toán được giao, năm 2020 ước đạt trên 8.000 tỷ đồng, gấp 1,35 lần so với đầu nhiệm kỳ. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện; thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp đạt kết quả tốt, số doanh nghiệp thành lập mới tăng gần 54% về số lượng và 1,5 lần về vốn đăng ký. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng đô thị, khu, cụm công nghiệp được chú trọng đầu tư. Các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, thể thao có nhiều tiến bộ. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được đẩy mạnh; công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng được thực hiện nghiêm. Quốc phòng, an ninh được tăng cường; an ninh chính trị được bảo đảm; đấu tranh phòng, chống tội phạm có tổ chức chuyển biến tích cực.