Slide bài giảng Lịch sử 9 chân trời Bài 24: Cách mạng khoa học, kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa
Slide điện tử Bài 24: Cách mạng khoa học, kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 24. CÁCH MẠNG KHOA HỌC, KĨ THUẬT VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ
MỞ ĐẦU
Câu hỏi: Năm 1898, Mác Tuên (Mark Twain) đã viết một câu chuyện viễn tưởng về Luân Đôn năm 1904 (From the London Times of 1904), trong đó ông mô tả về một thiết bị giống như chiếc điện thoại có khả năng kết nối trên toàn thế giới để mọi người có thể chia sẻ thông tin và quan sát nhau từ xa. Những thành tựu diệu kì của khoa học công nghệ đã hiện thực hóa vượt xa câu chuyện viễn tưởng của Mác Tuên, tạo nên một thế giới kết nối toàn cầu như chúng ta biết ngày nay. Những thành tựu đó là gì? Sự liên kết thể giới trong xu thế toàn cầu hóa có những nét cơ bản nào? Đã tác động đến thế giới và Việt Nam ra sao?
Bài làm rút gọn:
* Những thành tựu: trí tuệ nhân tạo (AI), Internet, robot, kính 3D, công nghệ sinh học, năng lượng tái tạo, vũ trụ
* Tác động đến Việt Nam:
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, góp phần giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân.
- Mở rộng giao lưu quốc tế về khoa học công nghệ, giáo dục, văn hóa,...nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam.
- Ô nhiễm môi trường.
- Suy thoái văn hóa.
1. Cách mạng khoa học, kĩ thuật
Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong bài và tư liệu 24.1, hãy mô tả các thành tựu của cách mạng khoa học, kĩ thuật. Theo em, thành tựu nào có giá trị ứng dụng nhất trong đời sống hiện nay?
Cách mạng khoa học, kĩ thuật mang đến thuận lợi và thách thức gì cho sự phát triển của Việt Nam?
Bài làm rút gọn:
* Thành tựu:
- Giao thông vận tải: Máy bay siêu thanh, tàu siêu tốc, xe máy, ô tô điện
- Công cụ sản xuất mới.
- Vật liệu mới: chất dẻo polime, các vật liệu siêu cứng, siêu bền
- Nguồn năng lượng mới: năng lượng mặt trời, gió, nguyên tử
- Công nghệ sinh học: thuốc chữa bệnh hiểm nghèo, công nghệ tế bào, lập được bản đồ gen
- Chinh phục vũ trụ: bước chân lên mặt trăng
* Thuận lợi và thách thức:
- Thuận lợi:
+ Tăng năng suất lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, mở ra cơ hội mới cho các ngành công nghiệp, dịch vụ mới.
+ Cải thiện chất lượng giáo dục, y tế, thông tin liên lạc, mở rộng cơ hội tiếp cận với các dịch vụ thiết yếu.
+ Tăng cường giao lưu, hợp tác khoa học, công nghệ với các quốc gia khác, nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam.
- Thách thức:
+ Gia tăng khoảng cách chênh lệch giàu nghèo, gây bất bình đẳng, bất công xã hội
+ Tăng tỉ lệ mất việc làm do có sự thay thế của máy móc
+ Ô nhiễm môi trường
2. Xu thế toàn cầu hoá
Câu hỏi: Hãy nêu các biểu hiện của xu thế toàn cầu hoá. Dựa vào thông tin trong bài và tư liệu 24.5, hãy đánh giá tác động của toàn cầu hóa đối với tình hình thế giới và Việt Nam. Dựa vào bảng 24.3, theo em, lĩnh vực nào phản ánh rõ nhất đặc trưng của xu thế toàn cầu hoá? Tại sao?
Bài làm rút gọn:
- Về kinh tế:
+ Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng nhanh, mạng lưới thương mại được mở rộng, liên kết giữa các quốc gia ngày càng chặt chẽ.
+ Các công ty đa quốc gia mở rộng hoạt động sang nhiều quốc gia, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế của các quốc gia.
+ Hoạt động giao dịch tài chính diễn ra sôi động, liên tục trên toàn cầu, thị trường tài chính quốc tế ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của các quốc gia.
- Về văn hoá:
+ Thông qua du lịch, internet, các phương tiện truyền thông đại chúng, các nền văn hóa trên thế giới có cơ hội tiếp xúc, học hỏi lẫn nhau.
+ Sự kết hợp của nhiều nền văn hóa khác nhau, nền văn hóa toàn cầu ảnh hưởng đến lối sống, suy nghĩ của con người trên thế giới.
- Về khoa học – công nghệ: Tăng cường hợp tác, chuyển giao công nghệ
LUYỆN TẬP
Câu 1: Theo em, thời cơ và thách thức lớn nhất mà cách mạng khoa công nghệ mang đến cho Việt Nam là gì? Tại sao?
Bài làm rút gọn:
* Thời cơ mà cách mạng khoa công nghệ mang đến cho Việt Nam:
- Nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh
- Thúc đẩy phát triển kinh tế
- Nâng cao đời sống người dân
- Thúc đẩy hội nhập quốc tế
* Thách thức mà cách mạng khoa công nghệ mang đến cho Việt Nam:
- Chênh lệch giàu nghèo
- Mất việc làm
- Ô nhiễm môi trường
- Suy thoái văn hóa
- Hạ tầng khoa học công nghệ còn hạn chế.
- Nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu.
- Năng lực đổi mới, sáng tạo còn thấp.
* Thời cơ lớn nhất: Nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh:
- Đây là yếu tố then chốt để Việt Nam có thể thu hút đầu tư, phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.
- Cách mạng khoa học công nghệ mang đến nhiều công nghệ mới có thể giúp Việt Nam nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh.
* Thách thức lớn nhất: Chênh lệch giàu nghèo:
* Lý do:
- Việt Nam có lực lượng lao động trẻ, năng động và ham học hỏi.
- Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh đầu tư vào khoa học công nghệ.
- Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào quốc tế.
Câu 2: Hãy vẽ sơ đồ tư duy thể hiện thành tựu tiêu biểu của cách mạng khoa học công nghệ. Trong các vấn đề toàn cầu đòi hỏi các nước cùng hợp tác giải quyết được trình bày tại bảng 24.4, em chú ý đến vấn đề nào nhất? Tại sao?
Bài làm rút gọn:
* Vấn đề cần chú ý nhất là ô nhiễm môi trường – biến đổi khí hậu. Bởi vì:
- Biến đổi khí hậu là một vấn đề cấp bách và nghiêm trọng nhất hiện nay.
- Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người và môi trường trên toàn thế giới.
- Biến đổi khí hậu là một vấn đề toàn cầu, không quốc gia nào có thể tự giải quyết một mình.
* Để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, các quốc gia cần:
- Cùng nhau giảm phát thải khí nhà kính.
- Chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo.
- Tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học và chia sẻ công nghệ.
- Hỗ trợ các nước đang phát triển trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.
VẬN DỤNG
Câu hỏi: Hãy nêu một số biện pháp để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay.
Bài làm rút gọn:
Một số biện pháp:
- Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
- Sử dụng công nghệ thông tin: Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá và giới thiệu văn hóa Việt Nam, khuyến khích sử dụng các sản phẩm văn hóa truyền thống trong đời sống.
- Nâng cao nhận thức: Giáo dục về tầm quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các hoạt động giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.