Slide bài giảng Lịch sử 9 chân trời Bài 14: Xây dựng và bảo vệ chính quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (từ tháng 9 - 1945 đến tháng 12 - 1946)
Slide điện tử Bài 14: Xây dựng và bảo vệ chính quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (từ tháng 9 - 1945 đến tháng 12 - 1946). Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 14. XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ (TỪ THÁNG 9 – 1945 ĐẾN THÁNG 12 – 1946)
MỞ ĐẦU
Câu hỏi: Bài hát đưa chúng ta trở về những ngày mùa thu năm 1945. Ngay sau khi giành được độc lập, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, “sơn hà nguy biến”. Trước tình thế đó, Chính phủ đã đề ra những chủ trương, biện pháp gì để xây dựng và củng cố chính quyền, giải quyết khó khăn, bảo vệ thành quả cách mạng?
Bài làm rút gọn:
- Nhiệm vụ: Chống giặc đói; chống giặc dốt; tổ chức tổng tuyển cử; giáo dục lại tinh thần của nhân dân bằng cách thực hiện cần, kiệm, liêm, chính; bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò và cấm thuốc phiện; thực hiện tự do tín ngưỡng.
- Chính phủ tổ chức “Tuần lễ vàng” để có nguồn tài chính phục vụ việc xây dựng đất nước và chuẩn bị chiến tranh chống xâm lược.
- Ngày 6/1/1946, cuộc bầu cử Quốc hội khóa I đã diễn ra tại 71 tỉnh thành trong cả nước theo lối phổ thông đầu phiếu và chọn ra 333 đại biểu.
1. Xây dựng và củng cố chính quyền
Câu hỏi: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã có những biện pháp gì để xây dựng và củng cố chính quyền?
Bài làm rút gọn:
Tiến hành tổng tuyển cử, bầu đại biểu Quốc hội, ban hành Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam tạo cơ sở pháp lý vững chắc, xây dựng lực lượng vũ trang, đổi tên Việt Nam giải phóng quân => Vệ quốc đoàn => Quân đội Quốc gia Việt Nam
2. Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính
Câu hỏi: Chính phủ đã đề ra những biện pháp chủ yếu gì để giải quyết những khó khăn về kinh tế, văn hoá, giáo dục?
– Đọc tư liệu 14.2, hãy cho biết theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà nước sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì.
Bài làm rút gọn:
- Kinh tế: tổ chức “Tuần lễ vàng, bạc, đồng”, xây dựng “Quỹ độc lập"
- Văn hoá: vận động chống mê tín dị đoan, xóa bỏ các tập tục lạc hậu được đông đảo nhân dân hưởng ứng. Hoạt động trên lĩnh vực văn hóa - xã hội đã tạo ra những yếu tố ban đầu hình thành nên văn hóa của chế độ dân chủ nhân dân.
- Giáo dục: thành lập Nha Bình dân học vụ, hệ thống trường Phổ thông Tiểu học được thành lập thu hút con em nhân dân lao động đến trường với phương châm: người biết chữ dạy người chưa biết chữ, phong trào diệt giặc dốt được phát động rộng rãi thu hút đông đảo nhân dân tham gia.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu 6 nhiệm vụ cấp bách: chống giặc đói; chống giặc dốt; tổ chức tổng tuyển cử; giáo dục lại tinh thần của nhân dân bằng cách thực hiện cần, kiệm, liêm, chính; bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò và cấm thuốc phiện; thực hiện tự do tín ngưỡng.
3. Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ
Câu hỏi: Hãy trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược của nhân dân Nam Bộ. Tinh thần chống Pháp của nhân dân Nam Bộ được thể hiện như thế nào qua tư liệu 14.7?
Bài làm rút gọn:
* Những nét chính:
- 23-9-1945: Chúng nổ súng tấn công Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ, đồng chí Trần Văn Giàu phát lời kêu gọi đồng bào, lời kêu gọi mang tính hùng hồn, đanh thép. Từ giờ phút này, nhiệm vụ hàng đầu của chúng ta là tiêu diệt giặc Pháp, tiêu diệt tay sai của chúng.
- Chiều 23/9/1945, cả Sài Gòn đình công, các công sở, xí nghiệp, hãng buôn đều đóng cửa, chợ không họp, xe ngừng chạy. Đêm 23/9/1945, công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn cắt toàn bộ điện, nước. Trên khắp các đường phố đều dựng chiến lũy. Nhân dân khắp các địa phương đã dựng chướng ngại vật. Mọi sinh hoạt trong thành phố bị ngưng trệ. Các đội tự vệ, thanh niên xung kích nhanh chóng triển khai chiến đấu. Hàng trăm xí nghiệp và công sở, hàng chục kho tàng, bến bãi… bị phá hủy, không để rơi vào tay Pháp.
- 30/9/1945: thực dân Pháp lâm vào thế chân tường phải nhờ vả quân đội Anh để điều đình với UBND Nam Bộ.
- 10/1945: cuộc kháng chiến lan rộng khắp đồng bằng Nam Bộ và mở ra đến các tỉnh Nam Trung Bộ. Đâu đâu, giặc Pháp cũng vấp phải sức kháng cự quyết liệt của quân và dân ta.
=> Tinh thần chủ động, sẵn sàng, hết lòng, thái độ tin tưởng vào sự chỉ đạo của Đảng, thể hiện lòng yêu nước nồng nàn
4. Đấu tranh chính trị, ngoại giao để bảo vệ độc lập, chủ quyền
Câu hỏi: Chính phủ nước Việt Nam đã chủ động đối phó với âm mưu xâm lược của thực dân Pháp và Trung Hoa Dân quốc như thế nào?
Bài làm rút gọn:
- Chính phủ nước Việt Nam đã chủ động nhất trí tán thành chủ trương hòa để tiến, quyết định tạm thời hòa hoãn với thực dân Pháp để có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng, đồng thời loại bớt một kẻ thù nguy hiểm là chính quyền Tưởng Giới Thạch. Theo Hiệp định Sơ bộ, Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do nằm trong khối liên hiệp Pháp. Nước Việt Nam có Chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng. Việc thống nhất đất nước sẽ được quyết định bằng trưng cầu ý dân. Chính phủ Việt Nam đồng ý để 15.000 quân Pháp vào thay quân Tưởng. Quân Pháp phải rút khỏi Việt Nam sau 5 năm, mỗi năm rút một phần năm. Quân đội hai bên ngừng bắn và ở nguyên vị trí. Hai bên sẽ mở cuộc đàm phán tại một trong ba nơi: Hà Nội, Sài Gòn hoặc Paris.
- Ngày 14/9/1946, ký với đại diện Chính phủ Pháp một bản Tạm ước về quan hệ Việt Nam - Pháp. Tạm ước là nước cờ ngoại giao xuất sắc của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, tranh thủ thêm thời gian để xây dựng thực lực cho cuộc kháng chiến toàn quốc
LUYỆN TẬP
Câu 1: Hãy lập sơ đồ dòng thời gian về sự kiện chính của thời kì lịch sử từ tháng 9 1945 đến tháng 12 - 1946.
Bài làm rút gọn:
- Ngày 25 – 11 – 1945, Trung ương đảng ra bản chỉ thị “Kháng chiến, kiến quốc”
- Ngày 6/1/1946, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tổ chức cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước
- Ngày 9/11/1946, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được Quốc hội thông qua.
- Tháng 5/1946, Quân đội quốc gia Việt Nam ra đời
- Ngày 8/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ
- Ngày 23/9/1945, được sự giúp sức của quân Anh, thực dân Pháp nổ súng đánh úp trụ sở Uỷ ban Nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần hai.
- Tháng 2/1946, Chính phủ Pháp và Chính phủ Trung Hoa Dân quốc kí Hiệp ước Hoa – Pháp, thỏa thuận việc quân Pháp ra Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật.
- Ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà kí với G. Xanhtơni, đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định sơ bộ
- Ngày 14/9/1946, Hồ Chí Minh kí với chính phủ Pháp bản Tạm ước, nhân nhượng thêm cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế và văn hoá.
Câu 2: Hãy hoàn thành bảng thống kê các khó khăn của nước Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, biện pháp giải quyết khó khăn của Chính phủ và kết quả đạt được theo mẫu dưới đây:
Khó khăn | Biện pháp Chính phủ | Kết quả |
|
|
|
Bài làm rút gọn:
Bảng thống kê các khó khăn của các nước Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945:
Khó khăn | Biện pháp Chính phủ | Kết quả |
Xây dựng chính quyền cách mạng | Tổ chức cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước. | Hơn 90% cử tri đã đi bầu 333 đại biểu vào Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
|
Quốc hội Khoá I Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà họp phiên đầu tiên | Lập ra Ban dự thảo Hiến pháp => Ngày 9/11/1946, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được Quốc hội thông qua | |
Nạn đói | – Biện pháp trước mắt: Tổ chức hũ gạo cứu đói, tổ chức “ngày đồng tâm” để lấy gạo cứu đói, không dùng lương thực để nấu rượu. – Biện pháp lâu dài: toàn dân thi đua hăng hái tham gia sản xuất, bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lí khác, giảm tô 25%, chia lại ruộng đất công một cách công bằng. | Nạn đói bị đẩy lùi, đời sống nhân dân được cải thiện, sản xuất nông nghiệp cả nước nhanh chóng được phục hồi. Nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào chính quyền cách mạng. |
Tài chính | – Biện pháp trước mắt: phát động thực hiện “Tuần lễ vàng”, xây dựng “Quỹ độc lập”. – Biện pháp lâu dài: Ngày 23/11/1946, quyết định lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước. | Nhân dân cả nước đã góp được 370 kg vàng và 20 triệu đồng vào Quỹ độc lập, 40 triệu cho Quỹ đảm phụ quốc phòng. => khó khăn về tài chính từng bước được đẩy lùi. |
Giặc dốt | Thành lập Nha bình dân học vụ, cơ quan chuyên trách việc chống “giặc dốt” | Chỉ sau 1 năm trên toàn quốc đã tổ chức gần 76.000 lớp học và có trên 2,5 triệu người thoát nạn mù chữ. |
Văn hoá – xã hội | Bài trừ các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, xây dựng nếp sống văn hoá mới | Nâng cao trình độ hiểu biết của nhân dân, xây dựng đời sống mới. |
VẬN DỤNG
Câu hỏi: Qua câu nói của Bác Hồ: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu", em có suy nghĩ gì về vai trò của học sinh đối với công cuộc xây dựng đất nước hiện nay?
Bài làm rút gọn:
Dân tộc dốt là dân tộc của những con người thiếu kiến thức và không được học hành. Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Dốt là yếu, yếu là hèn. Một dân tộc mà yếu thì sẽ không có tiếng nói trên thế giới, càng không thể hội nhập được với xu thế chung toàn cầu. Hơn nữa, dân tộc yếu không có sức mạnh và tiếng nói thì sẽ dễ bị đồng hoá và thôn tính, bị thủ tiêu những nét đẹp văn hoá truyền thống. Chính vì vậy, lời dạy của Bác vẫn luôn có giá trị, là nguồn sáng soi đường, chỉ lối cho các bước đi của dân tộc Việt Nam.
Để góp phần thực hiện nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về giáo dục, em cần tin tưởng và thực hiện các quy định của Hiến pháp, pháp luật về giáo dục và đào tạo, không ngừng nâng cao trình độ học vấn và trang bị tri thức vững vàng, có phương pháp học tập chủ động, tích cực, xây dựng ý thức tự học, …