Slide bài giảng Lịch sử 9 chân trời Bài 19: Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991
Slide điện tử Bài 19: Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 19. VIỆT NAM TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 1991
MỞ ĐẦU
Câu hỏi: Chiếc cầu Hiền Lương vắt ngang trên dòng sông Bến Hải ở vĩ tuyến 17 có hai màu xanh vàng, vì trong thời kì chiến tranh, khi phía bờ Bắc sơn màu xanh thì phía bờ Nam sơn lại màu vàng. Sau ngày 30-4-1975, lịch sự đã sang trang, đất nước thống nhất, chiếc cầu hai màu trở thành di tích. Từ năm 1975 đến năm 1991, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân cả nước đã chung tay xây dựng và bảo vệ Tổ quốc như thế nào?
Bài làm rút gọn:
Từ 1975 - 1991, nhân dân cả nước đã hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước, khắc phục hậu quả của chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội.
1. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước
Câu hỏi: Dựa các tư liệu 19.1, 19.2 và thông tin trong bài, hãy nêu những sự kiện liên quan đến việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Tại sao việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước lại có ý nghĩa quan trọng?
Bài làm rút gọn:
- Là yêu cầu tất yếu, khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam.
- Thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã thể chế hóa thống nhất lãnh thổ.
- Tạo cơ sở pháp lý để hoàn thành thống nhất đất nước trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa.
- Tạo điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn dân và cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.
2. Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc
Câu hỏi: Hãy lập bảng tóm tắt cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc theo các nội dung sau: Thời gian, địa điểm, nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa.
Hãy trình bày những sự kiện chủ yếu đã diễn ra trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam vào năm 1988.
Bài làm rút gọn:
| Bảo vệ biên giới Tây Nam
| Bảo vệ biên giới phía Bắc
|
Thời gian | 1975 | 1979 |
Địa điểm | biên giới Tây Nam | biên giới phía Bắc
|
Nguyên nhân | Quân Pol Pot đã mở nhiều cuộc tấn công xâm lấn vào sâu lãnh thổ nước ta, gây ra hàng loạt vụ thảm sát đẫm máu đối với nhân dân dọc biên giới Việt Nam-Campuchia. Hành động của tập đoàn phản động, hiếu chiến Pol Pot-Ieng Sary đã xâm phạm thô bạo độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, gây tổn hại mối quan hệ giữa hai nước. | Một số lãnh đạo Trung Quốc đã có những hành động làm tổn hại đến mối quan hệ của nhân dân 2 nước Đêm 16 rạng sáng 17/02/1979, khoảng 600 nghìn quân Trung Quốc ồ ạt tràn qua biên giới Việt Nam từ Lai Châu đến Quảng Ninh |
Diễn biến | - Tháng 5 – 1975, Khơ Me đỏ đánh chiếm đảo Phú Quốc, sau đó chiếm đảo Thổ Chu. - Ngày 22 - 12 - 1978, chúng huy động bộ binh, pháo binh tiến đánh Tây Ninh, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới phía Tây Nam nước ta. - Thực hiện quyền tự vệ chính đáng, quân dân ta đã tiêu diệt và quét sạch bọn chúng ra khỏi lãnh thổ nước ta. - Theo yêu cầu của Mặt trận dân tộc cứu nước Campuchia, quân đội Việt Nam kết hợp với lực lượng cách mạng Campuchia tiến công, tiêu diệt Pôn Pốt.
| - Ngày 17-2-1979, quân đội Trung Quốc huy động 32 sư đoàn mở cuộc tiến công biên giới nước ta từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu). - Để bảo vệ Tổ quốc, quân dân ta đã đứng lên chiến đấu |
Kết quả - Ý nghĩa | Ngày 7 - 1 - 1979, Thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng. | Ngày 18 - 3 - 1979, Trung Quốc rút khỏi nước ta. |
3. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam trong những năm 1976 – 1985
Câu hỏi: Hãy cho biết những nét chính về tình hình Việt Nam trong những năm 1976-1985. Đọc tư liệu 19.12, theo em, Đảng đã chỉ ra những khó khăn cơ bản nào trong đời sống xã hội của nhân dân?
Bài làm rút gọn:
- Miền Bắc: hai cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ đã tàn phá nặng nề, sản xuất nhỏ còn phổ biến, nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu.
- Miền Nam: hậu của 30 năm chiến tranh (1945 – 1975) hết sức nặng nề; những tàn dư của chế độ thực dân mới còn rất lớn; sản xuất nhỏ là phổ biến.
4. Công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến năm 1991
Câu hỏi: Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới trong hoàn cảnh nào?
- Hãy nêu nội dung đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước. Trình bày kết quả, ý nghĩa và hạn chế trong bước đầu thực hiện đường lối đổi mới từ năm 1986 đến năm 1991.
Bài làm rút gọn:
* Hoàn cảnh Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới:
- Trong nước: Trải qua 10 năm thực hiện hai kế hoạch 5 năm và đạt được những kết quả nhất định, song cũng gặp nhiều khó khăn. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng về kinh tế – xã hội, do “sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”.
- Quốc tế:
+ Những thay đổi của tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước do tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật trở thành xu thế thế giới.
+ Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác trong khi các nước này đang tiến hành công cuộc cải tổ, cải cách, đổi mới, sửa chữa sai lầm, khuyết điểm. Tình hình đó cũng đòi hỏi Đảng và Nhà Việt Nam phải tiến hành đổi mới.
* Nội dung đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước:
- Mục tiêu: Dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
- Về kinh tế:
+ Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với một cơ cấu hợp lí, một nền kinh tế phát triển theo những quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời chịu sự chi phối bởi bản chất và những nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội.
+ Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp, quyền bình đẳng của các thành phần kinh tế; khuyến khích mọi thành phần kinh tế sản xuất, kinh doanh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
+ Cải tạo quan hệ sản xuất, cải tạo đi đôi với sử dụng, làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất. Đây là nhiệm vụ thường xuyên trong suốt thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
+ Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước. Quản lí nền kinh tế không phải bằng những mệnh lệnh hành chính, mà bằng những biện pháp kinh tế, khuyến khích lợi ích vật chất.
+ Thực hiện nhiều hình thức phân phối, chủ yếu là phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế.
+ Thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, mở rộng sự phân công lao động và hợp tác kinh tế quốc tế, tích cực khai thác nguồn vốn, công nghệ và thị trường.
- Về chính trị:
+ Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân và vì dân; lấy liên minh công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
+ Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân, coi dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới.
+ Thực hiện quyền dân chủ của nhân dân, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân.
+ Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, tập hợp mọi lực lượng dân tộc, phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
+ Thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá, vì hoà bình, hữu nghị và hợp tác. Chủ động hội nhập quốc tế. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trên thế giới.
* Kết quả:
– Trong 10 năm 1986 – 1996 đạt được những kết quả quan trọng
– Đất nước đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng về kinh tế – xã hội. Nhiệm vụ chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hoá đã căn bản hoàn thành; chuyển sang thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhằm phấn đấu đến năm 2020 căn bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
+ Cơ cấu các ngành kinh tế từng bước dịch chuyển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; từng bước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước.
+ Kiềm chế được lạm phát.
+ Hoạt động ngoại thương ngày càng phát triển.
– Tình hình chính trị – xã hội cơ bản ổn định, quốc phòng – an ninh được tăng cường. Bước đầu thực hiện dân chủ hoá và công khai hoá các hoạt động xã hội.
– Đã giải quyết ngày càng tốt hơn các vấn đề xã hội như lao động và việc làm, xoá đói giảm nghèo, phát triển sự nghiệp văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học – công nghệ, thể dục thể thao
– Mở rộng quan hệ đối ngoại, phá thế bị bao vây cấm vận; bình thường hoá và phát triển quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, Hoa Kì…; chủ động hội nhập quốc tế, tham gia các tổ chức quốc tế.
* Hạn chế: Nền kinh tế phát triển chưa bền vững, năng suất lao động, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp; lạm phát vẫn ở mức cao; tình trạng tham nhũng, lãng phí chưa được ngăn chặn; sự phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn gia tăng…
LUYỆN TẬP
Câu 1: Hãy lập bảng thống kê về các sự kiện chính trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biên giới và biển đảo của Việt Nam giai đoạn 1975-1989.
Bài làm rút gọn:
| Bảo vệ biên giới Tây Nam
| Bảo vệ biên giới phía Bắc
|
Thời gian | 1975 | 1979 |
Địa điểm | biên giới Tây Nam | biên giới phía Bắc
|
Nguyên nhân | Quân Pol Pot đã mở nhiều cuộc tấn công xâm lấn vào sâu lãnh thổ nước ta, gây ra hàng loạt vụ thảm sát đẫm máu đối với nhân dân dọc biên giới Việt Nam-Campuchia. Hành động của tập đoàn phản động, hiếu chiến Pol Pot-Ieng Sary đã xâm phạm thô bạo độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, gây tổn hại mối quan hệ giữa hai nước. | Một số lãnh đạo Trung Quốc đã có những hành động làm tổn hại đến mối quan hệ của nhân dân 2 nước Đêm 16 rạng sáng 17/02/1979, khoảng 600 nghìn quân Trung Quốc ồ ạt tràn qua biên giới Việt Nam từ Lai Châu đến Quảng Ninh |
Diễn biến | - Tháng 5 – 1975, Khơme đỏ đánh chiếm đảo Phú Quốc, sau đó chiếm đảo Thổ Chu. - Ngày 22 - 12 - 1978, chúng huy động bộ binh, pháo binh tiến đánh Tây Ninh, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới phía Tây Nam nước ta. - Thực hiện quyền tự vệ chính đáng, quân dân ta đã tiêu diệt và quét sạch bọn chúng ra khỏi lãnh thổ nước ta. - Theo yêu cầu của Mặt trận dân tộc cứu nước Campuchia, quân đội Việt Nam kết hợp với lực lượng cách mạng Campuchia tiến công, tiêu diệt Pôn Pốt.
| - Ngày 17-2-1979, quân đội Trung Quốc huy động 32 sư đoàn mở cuộc tiến công biên giới nước ta từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu). - Để bảo vệ Tổ quốc, quân dân ta đã đứng lên chiến đấu |
Câu 2: Theo em, thành tựu nổi bật nhất trong công cuộc đổi mới đất nước (1986 -1991) là gì? Thành tựu ấy có ý nghĩa và giá trị như thể nào trong bối cảnh đất nước lúc bấy giờ?
Bài làm rút gọn:
- Thành tựu: Mở rộng quan hệ đối ngoại, phá thế bị bao vây cấm vận; bình thường hoá và phát triển quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, Hoa Kỳ…; chủ động hội nhập quốc tế, tham gia các tổ chức quốc tế.
- Ý nghĩa: chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, phù hợp, được đông đảo quần chúng ủng hộ. Việc mở rộng quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững môi trường hoà bình, tạo thêm nhiều thuận lợi để đổi mới và phát triển kinh tế – xã hội với nhịp độ nhanh hơn.
VẬN DỤNG
Câu hỏi: Hãy sưu tầm tư liệu về các cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biên giới và biển đảo Việt Nam, viết một đoạn văn ngắn về nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em ấn tượng nhất.
Bài làm rút gọn:
Ngày 02/5/2014, Trung Quốc ngang nhiên kéo giàn khoan Hải Dương 981 tới vị trí cách đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam 17 hải lý về phía Nam, cách đảo Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam khoảng 120 hải lý về phía Đông. Để bảo vệ quyền chủ quyền, quyền tài phán của mình trong vùng đặc quyền kinh tế theo đúng quy định của luật pháp quốc tế, Việt Nam đã cử 29 tàu chấp pháp tới các khu vực gần giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc khi nhận thấy giàn khoan này định thiết lập vị trí cố định. Lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam tích cực tuyên truyền, kêu gọi Trung Quốc chấm dứt ngay hành vi vi phạm pháp luật quốc tế, rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam. Ngày 05/5/2014, Việt Nam tổ chức họp báo, trong đó người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển của Việt Nam khi chưa được phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị. Ngày 11/5/2014, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 24 ở Myanmar, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng lần đầu tiên công khai tố cáo Trung Quốc về việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 cùng hơn 80 tàu hộ tống đi vào vùng biển Việt Nam và kêu gọi sự ủng hộ của quốc tế. Ngày 15/5/2014, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình tuyên bố Việt Nam đã đưa công hàm phản đối Trung Quốc ra Liên Hợp Quốc. Ngày 20/5/2014, phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên Hợp Quốc tại Geneva đã gửi thông cáo đến Văn phòng Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác cũng như các cơ quan báo chí có trụ sở tại Geneva, về sự kiện Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam tại Biển Đông. Ngày 26/5/2014, tàu Trung Quốc đã bao vây và đâm chìm một tàu cá của ngư dân Đà Nẵng cách giàn khoan 17 hải lý ở khu vực phía Nam Tây Nam, đây là là ngư trường truyền thống, thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Việt Nam đã tích cực tuyên truyền, giải thích rõ lập trường của mình cũng như cập nhật tình hình trên biển cho bạn bè quốc tế, để dư luận các nước hiểu rõ sự vi phạm của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trước những sức ép ngày càng lớn đến từ dư luận trong nước và quốc tế, Trung Quốc không còn con đường nào khác, ngày 16/7/2014, Trung Quốc đã quyết định rút giàn khoan phi pháp Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sớm hơn 01 tháng so với kế hoạch và được che đậy bằng lý do “đã hoàn thành nhiệm vụ”.