Slide bài giảng Lịch sử 9 chân trời Bài 13: Một số nước ở châu Á từ năm 1945 đến năm 1991

Slide điện tử Bài 13: Một số nước ở châu Á từ năm 1945 đến năm 1991. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 13. MỘT SỐ NƯỚC Ở CHÂU Á TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, châu Á đã thay đổi rất nhiều. Chủ nghĩa thực dân phương Tây lần lượt sụp đổ trước chủ nghĩa dân tộc gia tăng và các đảng chính trị mới giành được ảnh hưởng. Chiến tranh lạnh cũng tràn vào khu vực này, chi phối quá trình chuyển đổi từ chế độ thuộc địa sang thời kì độc lập, tự chủ ở châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á. Vậy, từ năm 1945 đến năm 1991, Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ đã phát triển như thế nào? Những chặng đường nào mà các quốc gia Đông Nam Á đã vượt qua để hướng tới một tương lai chung?

Bài làm rút gọn:

* Trung Quốc: 

  • 20/7/1946, Trung hoa Quốc dân đảng phát động nội chiến chống Đảng Cộng sản Trung Quốc.

  • Trong năm đầu ( 7/1946 - 6/1947), lực lượng cách mạng thực hiện chiến lược phòng ngự tích cực, không ham giữ đất, chỉ nhằm tiêu diệt lực lượng đối phương.

  • Từ giữa năm 1947, Quân Giải phóng Trung Quốc chuyển sang phản công, lần lượt giải phóng nhiều vùng rộng lớn. Tháng 4-1949, tiến vào giải phóng Nam Kinh.

  • Tháng 9-1949 cuộc nội chiến kết thúc, toàn bộ lục địa Trung Quốc được giải phóng. Ngày 1/10/1049, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập.

  • 1949 – 1959: xây dựng chế độ mới

  • 1978 – 2000: Cải cách – mở cửa 

* Nhật Bản: 

  • 1945- 1952: khôi phục kinh tế, đạt mức trước chiến tranh.

  • 1952 - 1973: giai đoạn phát triển "thần kì".

  • 1973 - 1991: phát triển xen kẽ với những giai đoạn suy thoái ngắn, tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.

  • 1991 - 2000: suy thoái nhưng vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới, khoa học - kĩ thuật của Nhật vẫn tiếp tục phát triển ở trình độ cao

* Ấn Độ: 

  • Kinh tế: nhờ cuộc ”cách mạng xanh” trong nông nghiệp Ấn Độ đã tự túc được lương thực. Đến năm 1995, Ấn Độ trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ 3 trên thế giới; phát triển mạnh công nghiệp nặng, chế tạo máy, điện hạt nhân,... đứng thứ 10 thế giới về công nghiệp

  • Khoa học kỹ thuật: thử thành công bom nguyên tử (1947), phóng vệ tinh nhân tạo lên trái đất bằng tên lửa của mình (1975), 7 vệ tinh nhân tạo hoạt động trong vũ trụ (2002), “cách mạng chất xám” đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới.

  • Đối ngoại: chính sách hòa bình trung lập tích cực, luôn luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc

* Những chặng đường mà các quốc gia Đông Nam Á đã vượt qua để hướng tới một tương lai chung: 

- 1997, cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Đông Nam Á

- 1994, sáng kiến thành lập Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF)

- 1996, Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) đã khai mạc tại Băng-cốc (Thái Lan)

- 1989, Diễn đàn hợp tác châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ra đời

- 2003, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ chín ra Tuyên bố Hòa hợp Ba-li 2, quyết định tiến tới Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột về chính trị - an ninh, về kinh tế, về văn hóa - xã hội và tiến hành khởi thảo Hiến chương ASEAN.

1. Các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ 

a. Nhật Bản

Câu hỏi: Dựa vào tư liệu 13.1, 13.2 và thông tin trong bài, hãy trình bày những nét chính về tình hình Nhật Bản giai đoạn 1945 - 1991. Những thay đổi của Nhật Bán hơn 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai được thể hiện như thế nào qua tư liệu 13.2?

Bài làm rút gọn:

* Giai đoạn 1945 – 1952

– Nhật Bản chịu hậu quả hết sức nặng nề sau chiến tranh.

– Bộ chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) thực hiện ba cuộc cải cách lớn.

– Dựa vào viện trợ Mỹ, Nhật bản nỗ lực khôi phục kinh tế, đạt mức trước chiến tranh.

* Giai đoạn 1952 – 1973

- 1953 - 1960 có bước phát triển nhanh, 

- 1960 - 1973: kinh tế Nhật Bản bước vào giai đoạn phát triển “thần kì”, tốc độ tăng trưởng cao liên tục, nhiều năm đạt tới hai con số (1960 – 1969 là 10,8%). Nhật Bản trở thành một siêu cường kinh tế (sau Mĩ).

- Tới năm 1968, vươn lên là vương quốc kinh tế tư bản thứ hai sau Mĩ. 

- Từ đầu những năm 70: Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới (cùng Mĩ và Liên minh châu Âu).

* Giai đoạn 1973 – 1991

- Sự phát triển kinh tế n thường xen kẽ với những giai đoạn suy thoái ngắn.

- Từ nửa sau những năm 80, vươn lên thành siêu cường tài chính số một thế giới với lượng dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần của Mĩ, gấp 1,5 lần của Cộng hòa Liên bang Đức. Nhật Bản cũng là chủ nợ lớn nhất thế giới.

- Từ nửa sau những năm 70, Nhật Bản bắt đầu đưa ra chính sách đối ngoại mới,thể hiện trong học thuyết Phucưđa, học thuyết Kaiphu. Nội dung chủ yếu là tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.

b. Trung Quốc: 

Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong bài, hãy trình bày những nét chính về tình hình Trung Quốc trong giai đoạn 1945 - 1991. Theo em, tại sao tình hình Trung Quốc xảy ra nhiều biến động trong những năm 1959 - 1978?

Bài làm rút gọn:

- 1950 - 1958: tiến hành khôi phục nền kinh tế, cải cách ruộng đất và hợp tác hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp, phát triển văn hoá, giáo dục,....

- 1958 - 1962: thực hiện đường lối “Ba ngọn cờ hồng" nhằm đẩy nhanh xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

- 1966 - 1976: tiến hành "Đại cách mạng văn hoá vô sản" nhằm triệt tiêu tàn dư của chủ nghĩa tư bản trong xã hội. Hậu quả là đất nước bị tàn phá nặng nề.

- Từ năm 1978: tiến hành công cuộc cải cách - mở cửa. Cuối thập niên 80 của thế kỉ XX, tình hình Trung Quốc dần ổn định nhờ kinh tế phát triển.

Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong bài, hãy trình bày những nét chính về tình hình Ấn Độ trong giai đoạn 1945 - 1991.

- Quan sát tư liệu 13.5 và tư liệu 13.4 ở trang 19, theo em, sự thay đổi quan trọng nhất của Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

Bài làm rút gọn:

- Từ năm 1950, Ấn Độ bước vào công cuộc xây dựng đất nước, đã tiến nhanh trên con đường phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật. Ấn Độ đã thực hiện được công cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, đưa Ấn Độ từ một nước đói nghèo, luôn luôn phải nhập lương thực, nay đã đủ lương thực cho hơn 80 triệu dân, lại còn có dự trữ và xuất khẩu.

- Từ năm 1991. Ấn Độ bắt đầu công cuộc cải cách kinh tế, trong đó ưu tiên hàng đầu việc cải tổ kinh tế nhà nước, nhằm biến Ấn Độ thành một quốc gia vững mạnh.

- Về đối ngoại, Ấn Độ thực hiện chính sách hòa bình trung lập, ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới. Ấn Độ đã có vai trò tích cực trong đấu tranh bảo vệ hòa bình, phấn đấu loại trừ vũ khí hạt nhân. Ấn Độ cũng đang gặp khó khăn trong việc giải quyết các vụ xung đột về tôn giáo và sắc tộc.

2. Quá trình phát triển của các nước Đông Nam Á từ năm 1945 đến năm 1991

Câu hỏi: Dựa vào tư liệu 13.6, báng 13.7 và thông tin trong bài, hãy:

Lập bảng thống kê thể hiện cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của các nước Đông Nam Á giai đoạn 1945 - 1975. Tình hình kinh tế, xã hội của các nước sau khi giành được độc lập đến năm 1991 có điểm gì nổi bật?

Trình bày khái quát quá trình phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 

(ASEAN) từ khi thành lập đến năm 1991

Bài làm rút gọn:

Giai đoạn 1: từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920

Giai đoạn 2: từ năm 1920 - 1945:

Giai đoạn 3: từ năm 1945 - 1975:

Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự ra đời và phát triển của giai cấp vô sản ở các nước Đông Nam Á đã tạo nền tảng cho sự hình thành khuynh  hướng mới trong phong trào đấu tranh.

Các đảng cộng sản được thành lập ở một số nước: Inđônêxia (1920), Việt Nam, Mã Lai, Xiêm và Philippin (trong những năm 30 của thế kỉ XX), mở ra khuynh hướng vô sản trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Trong 10 năm đầu sau Chiến tranh (1945 - 1954), làn sóng đấu tranh dâng cao. Inđônêxia tuyên bố độc lập, Việt Nam và Lào tiến hành cách mạng giành chính quyền và tuyên bố độc lập trong năm 1945. Một số nước được trao trả độc lập như: Philíppin (1946) và Miến Điện (1948).

1954 - 1975: các nước Đông Nam Á lần lượt hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (riêng Brunei độc lập năm 1984).

* Tình hình kinh tế, xã hội của các nước sau khi giành được độc lập đến năm 1991: dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính, cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, xã hội có sự mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo

Quá trình phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) từ khi thành lập đến năm 1991:

* Giai đoạn 1967 – 1976: ASEAN là một tổ chức non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế.

* Giai đoạn 1976 – 1991:

- ASEAN hoạt động khởi sắc từ sau Hội nghị Bali (In-đô-nê-xia) tháng 2/1976, với việc ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Đông Nam Á (Hiệp ước Bali). Hiệp ức Bali đã xác định những nguyên tắc cơ bản, trong quan hệ giữa các nước:

+ Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

+ Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với nhau.

+ Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.

+ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

- Quan hệ hợp tác giữa các nước được đẩy mạnh trên các lĩnh vực kinh tế và chính trị.

- 1884, Brunei tham gia ASEAN.

LUYỆN TẬP 

Câu 1: Hãy xác định điểm nổi bật trong tình hình Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và các nước thuộc khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn 1945 - 1991.

Bài làm rút gọn:

* Điểm nổi bật trong tình hình Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và các nước thuộc khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn 1945 - 1991:

- Ấn Độ: Tiến hành cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới, chính sách hòa bình, trung lập tích cực.

- Các nước Đông Nam Á: thực hiện lần lượt 2 chiến lược phát triển kinh tế: chiến lược kinh tế hướng nội và chiến lược kinh tế hướng ngoại.

- Nhật Bản: coi trọng giáo dục và khoa học - kĩ thuật, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng, đạt được nhiều thành tựu lớn, là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới, khoa học - kĩ thuật của Nhật vẫn tiếp tục phát triển ở trình độ cao

- Trung Quốc: Thành tựu 10 năm đầu xây dựng chế độ mới (1949 – 1959), Công cuộc cải cách – mở cửa

Câu 2: Hãy hoàn thành đường thời gian về lịch sử khu vực Đông Nam Á giai đoạn 1945 - 1991 theo mẫu dưới đây. Sau đó, em hãy chọn một sự kiện mà em cho là quan trọng và giải thích lí do.

BÀI 13. MỘT SỐ NƯỚC Ở CHÂU Á TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

Bài làm rút gọn:

1945: Việt Nam, Lào, Indonesia giành độc lập

1954: Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược 

1967: 5 quốc gia đầu tiên tuyên bố thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Philippin, Thái Lan.

1991: Campuchia trở thành thành viên thứ mười.

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Quan sát lá cờ ASEAN dưới đây kết hợp tìm kiếm thông tin trên internet, hãy giải thích và nêu ý nghĩa các biểu tượng được thể hiện trên lá cờ.

Bài làm rút gọn:

* Thiết kế của lá cờ ASEAN

Lá cờ của ASEAN là một trong những biểu trưng chính thức của tổ chức này. Lá cờ này có nền xanh, trên đó là hình ảnh mười nhánh lúa được vẽ trên một hình tròn đỏ với viền màu trắng. Tỉ lệ cạnh của lá cờ ASEAN là 2:3 và kích thước của nó được mô tả cụ thể ở trong Hiến chương ASEAN như sau:

- Cờ để bàn: 10cm x 15cm

- Cờ trong phòng: 100 cm x 150 cm

- Cờ trong xe hơi: 20cm x 30cm

- Cờ treo tại quảng trường: 200 cm x 300 cm

* Ý nghĩa của biểu tượng trên lá cờ ASEAN

Trước kia, lá cờ cũ của ASEAN là một lá cờ với biểu tượng của bó lúa 6 nhánh màu nâu vàng đại diện cho năm nước sáng lập và Brunei (quốc gia này gia nhập và năm 1984) ở trên nền cờ trắng, hình tròn biểu tượng màu vàng nhạt và dưới biểu tượng bó lúa có viết dòng chữ ASEAN. Hiện nay, lá cờ của ASEAN đã được thay đổi thiết kế để phù hợp với sự phát triển cũng như ý nghĩa của tổ chức.

Lá cờ của ASEAN được lấy cảm hứng về việc tượng trưng cho một ASEAN hoà bình, bền vững, đoàn kết và năng động. Bốn màu được sử dụng trên lá cờ chính là các màu: xanh, đỏ, trắng và vàng đều đại diện cho các màu chủ đạo trên quốc kỳ của các nước thành viên ASEAN. Bên cạnh đó, các màu sắc này cũng mang ý nghĩa biểu tượng như sau: màu xanh da trời đại diện cho sự hoà bình và ổn định; màu đỏ là biểu trưng của sự dũng khí và năng động; màu trắng là màu của sự thuần khiết và màu vàng và sắc màu của sự thịnh vượng, phát triển. Biểu tượng trung tâm của lá cờ ASEAN là bó lúa 10 nhánh bởi các quốc gia Đông Nam Á đều là những quốc gia phát triển từ nông nghiệp. Bó lúa 10 nhánh này cũng đại diện cho 10 quốc gia của Hiệp hội, thể hiện ước mơ gắn kết khu vực của các nhà sáng lập tổ chức. Vòng tròn đỏ bao lấy bó lúa chính là biểu tượng của sự thống nhất các quốc gia ASEAN.