Slide bài giảng Lịch sử 9 chân trời Bài 22: Châu Á từ năm 1991 đến nay

Slide điện tử Bài 22: Châu Á từ năm 1991 đến nay. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 22. CHÂU Á TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

MỞ ĐẦU

Đây là những toà nhà chọc trời, thuộc những công trình kiến trúc cao nhất thế giới ở châu Á được xây dựng vào những năm cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI biểu tượng cho sự phát triển của các quốc gia châu Á trong thời đại mới. Bài học này sẽ khắc họa bức tranh toàn cảnh về sự phát triển đó

1. Tình hình kinh tế - xã hội của các nước Đông Bắc Á

Câu hỏi: Hãy trình bày tình hình phát triển kinh tế của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc từ năm 1991 đến nay? Em có nhận xét gì về chiến lược phát triển kinh tế của Trung Quốc được thể hiện qua tư liệu 22.1?

Bài làm rút gọn:

* Trung Quốc:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất

- Năm 2010, trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới

* Nhật Bản: 

- Trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới 

- Cuối thế kỉ XX có suy thoái nhưng bắt đầu tăng trưởng từ năm 2000 đến nay 

* Hàn Quốc: 

- Từ năm 1997, kinh tế khôi phục, phát triển mạnh

- Tăng trưởng kinh tế âm vào năm 2020 do dịch COVID nhưng nhanh chóng phục hồi vào năm 2021

Chiến lược Trung Quốc: chú trọng chất lượng tăng trưởng thay vì các chỉ tiêu về số lượng hay tốc độ tăng trưởng, ưu tiên phát triển công nghệ mới, công nghệ tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường

2. Quá trình phát triển của ASEAN từ năm 1991 đến nay 

Câu hỏi: Hãy nêu các sự kiện quan trọng đánh dấu quá trình phát triển của ASEAN từ năm 1991 đến nay

Tại sao Tuyên bố về ứng xử của các bên liên quan ở Biển Đông (DOC) là một thành tựu quan trọng của tiến trình hợp tác khu vực? 

Bài làm rút gọn:

* Các sự kiện quan trọng:

- Năm 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN

- Năm 1997, Lào, Mianma gia nhập ASEAN, thông qua “tầm nhìn ASEAN 2020”

- Năm 1999, Cam-pu-chia gia nhập

- Năm 2003, hướng tới Cộng đồng ASEAN trên tiến trình thực hiện Tầm nhìn 2020, tổ chức thế vận hội khu vực (SEA GAMES)

- Năm 2004, thông qua kế hoạch xây dựng 3 trụ cột trong hợp tác 

- Năm 2015, cộng đồng ASEAN được thành lập 

* Là một thành tựu quan trọng của tiến trình hợp tác khu vực vì đây là văn kiện chung đầu tiên giữa ASEAN và Trung Quốc, trực tiếp liên quan vấn đề Biển Đông. 

LUYỆN TẬP 

Câu 1: Hãy nêu nhận xét về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc giai đoạn 1991 - 2021. Theo em, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc cần ưu tiên giải quyết vấn đề nào trong các thách thức mà xã hội đang đổi mặt? Tại sao?

Bài làm rút gọn:

* Trung Quốc: đã đạt được một chu kỳ tăng trưởng GDP bình quân đầu người 30 năm cao nhất thế giới (8,5%/năm). Tuy nhiên, đến thời điểm năm 2021, GDP bình quân đầu người theo giá năm 2015 của Trung Quốc chỉ là 11.560 đô la Mỹ, bằng 39,4% con số của Nhật Bản vào năm 1991; còn GDP/người theo giá hiện tại của Trung Quốc chỉ là 12.720 đô la, chưa bước qua mức nước có thu nhập cao theo phân loại của Ngân hàng Thế giới (WB) => tăng không đồng đều, xen kẽ giảm

* Hàn Quốc: Tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc ước tính đạt 4% vào năm 2021. Đây là mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2010 khi GDP của Hàn Quốc tăng 6,8%. Trước đó, vào tháng 11-2021, dự báo ền kinh tế Hàn Quốc sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 4% trong năm 2021 và 3% trong năm 2022 => kinh tế có dấu hiệu phục hồi, gia tăng mạnh mẽ

* Mỹ: Sự xuất hiện của Covid-19 đã đẩy tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Mỹ sụt giảm 31,4% (số liệu đã được hiệu chỉnh yếu tố mùa vụ và quy đổi thành tốc độ tăng/giảm hàng năm) trong quý 2/2020, một cú giảm thuộc loại mạnh nhất trong lịch sử nước này. Sự phục hồi mạnh mẽ sau đó đã diễn ra, đưa kinh tế Mỹ tăng trưởng 33,1% trong quý 3/2020 - mức tăng mạnh nhất trong lịch sử Mỹ.

* Các nước cần chú ý đến vấn đề dịch bệnh, xã hội (khủng bố), ngoại giao để đảm bảo nền kinh tế phát triển không bị tác động

Câu 2: Hãy nêu các biểu hiện cho thấy sự tăng cường hợp tác của tổ chức ASEAN trong thế kỷ XXI. Lợi ích của sự tăng cường hợp tác này là gì?

Bài làm rút gọn:

* Các biểu hiện: ASEAN đạt nhiều thành tựu quan trọng về chính trị an ninh, kinh tế, văn hóa-xã hội. Biểu hiện có thể kể đến: xây dựng và duy trì được môi trường khu vực hòa bình, ổn định và an ninh trong nhiều thập kỷ, là một tổ chức có uy tín và vị thế ngày càng cao, có quan hệ đối ngoại rộng mở, đóng vai trò trung tâm trong khu vực, được các đối tác, trong đó có tất cả các nước lớn, coi trọng, tăng cường hợp tác

* Lợi ích: Đại dịch COVID-19 bùng phát đã làm gián đoạn các hoạt động của đời sống quốc tế. Tuy nhiên, dưới sự dẫn dắt của Việt Nam trong năm Chủ tịch 2020, ASEAN đã thể hiện sự chủ động thích ứng, kịp thời chuyển các cuộc họp và các hoạt động sang hình thức trực tuyến, qua đó duy trì được đà hợp tác liên kết khu vực, cùng nhau ứng phó với đại dịch. ASEAN đã nhanh chóng thông qua và triển khai các sáng kiến như thành lập Quỹ ASEAN ứng phó với COVID-19, thiết lập Kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp, đề xuất thành lập Trung tâm ASEAN về các tình huống y tế khẩn cấp và dịch bệnh mới nổi…, qua đó kịp thời huy động nguồn lực của ASEAN cũng như sự hỗ trợ của các đối tác cho công tác phòng chống dịch.

VẬN DỤNG 

Câu hỏi: Năm 1997, lần đầu tiên ASEAN ra tuyên bố chung “Tầm nhìn ASEAN 2020", trong đó sự thống nhất khu vực được nhấn mạnh: “Sông núi không còn chia cắt mà gắn kết chúng ta trong hữu nghị và hợp tác”. Hãy sưu tầm 3 sự kiện chứng minh tinh thần “hữu nghị và hợp tác” của các nước ASEAN từ năm 1997 đến nay.

Bài làm rút gọn:

- Khuôn khổ hợp tác khu vực do ASEAN khởi xướng và dẫn dắt: SEAN+1, ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF)

- Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 27 được tổ chức ở Thủ đô Cu-a-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a, tháng 11-2015), lãnh đạo các nước ASEAN đã ký kết thông qua “Tầm nhìn ASEAN 2025: Cùng vững vàng tiến bước”

- Thành lập Cộng đồng Chính trị-An ninh (APSC) có mục tiêu tạo dựng môi trường hòa bình và an ninh ở khu vực thông qua việc nâng hợp tác chính trị-an ninh ASEAN lên tầm cao mới, với 3 đặc trưng chính gồm: hoạt động theo luật lệ với các giá trị, chuẩn mực chung; gắn kết, hòa bình và tự cường, có trách nhiệm chung bảo đảm an ninh toàn diện; và một khu vực năng động, quan hệ rộng mở với bên ngoài.