Slide bài giảng KHTN 7 chân trời bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (3 tiết)
Slide điện tử bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (3 tiết). Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ 9. SINH TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT
BÀI 34: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT
1. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT
Câu 1: Quan sát Hình 34.1, em hãy nhận xét sự thay đổi về kích thước, hình thái và các cơ quan của cây hoa hướng dương.
Trả lời rút gọn:
Kích thước: lớn và cao lên qua từng giai đoạn.
Hình thái: hạt → hạt có mầm → cây mầm → cây con → cây con có chồi → có nụ hoa → ra hoa.
Các cơ quan: hạt → nảy mầm → mọc lá → rễ phát triển → có chồi → có nụ hoa → hoa.
Câu 2: Quan sát Hình 34.2 và cho biết dấu hiệu sự sinh trưởng, sự phát triển của gà.
Trả lời rút gọn:
Sự sinh trưởng: kích thước và khối lượng của gà tăng lên qua từng giai đoạn.
Sự phát triển: trứng → gà con → gà đang phát triển → gà trưởng thành.
Câu 3: Hãy cho biết mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
Trả lời rút gọn:
Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật có mối quan hệ mật thiết với nhau, nối tiếp và xen kẽ nhau. Sinh trưởng là cơ sở cho phát triển. Phát triển thúc đẩy sinh trưởng và làm xuất hiện hình thái mới.
Luyện tập: Nhận biết sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật bằng cách hoàn thành bảng sau đây:
Trả lời rút gọn:
Biểu hiện | Sinh trưởng | Phát triển |
Sau một năm, em học sinh lớp 1 cao thêm 10cm. | + | - |
Hạt đậu ngâm trong nước lâu nở to hơn lúc đầu. | + | - |
Hạt đỗ nảy mầm. | - | + |
Cây bưởi ra hoa. | - | + |
Trứng gà nở thành gà con. | - | + |
2. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT
Câu 4: Quan sát Hình 34.3 và cho biết mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên có ở đâu trên cơ thể thực vật?
Trả lời rút gọn:
Mô phân sinh đỉnh nằm ở đỉnh của thân và rễ. Mô phân sinh bên phân bố theo hình trụ và hướng ra phía ngoài của thân.
Câu 5: Mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên có vai trò gì đối với sự sinh trưởng của cây?
Trả lời rút gọn:
Mô phân sinh đỉnh giúp gia tăng chiều dài của thân và rễ, mô phân sinh bên làm tăng độ dày của thân, rễ, cành.
Luyện tập: Hãy kể tên một số loại cây có mô phân sinh bên.
Trả lời rút gọn:
Ví dụ: ổi, bàng, mít, bưởi,..
Câu 6: Quan sát Hình 34.4, hãy kể tên các giai đoạn trong vòng đời của cây cam và xác định các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam.
Trả lời rút gọn:
Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển: hạt → hạt nảy mầm → cây mầm → cây → con cây trưởng thanh ra hoa → cây trưởng thành tạo quả và hạt.
3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
Câu 7: Quan sát Hình 34.5 và cho biết hình thái của ếch qua các giai đoạn có điểm gì đặc biệt? Hãy xác định giai đoạn sinh trưởng và phát triển trong vòng đời của ếch.
Trả lời rút gọn:
Hình thái của ếch thay đổi liên tục và khác nhau qua từng giai đoạn.
Giai đoạn sinh trưởng và phát triển: trứng → phôi → nòng nọc → nòng nọc 2 chân → nòng nọc 4 chân → ếch con → ếch trưởng thành.
Luyện tập: Em hãy vẽ sơ đồ quá trình sinh trưởng và phát triển của người qua các giai đoạn.
Trả lời rút gọn:
Sơ đồ: Bào thai → Sơ sinh → Thiếu nhi → Dậy thì → Thanh niên → Trưởng thành → Già.
Vận dụng: Em hãy tìm hiểu thêm về vòng đời của một số loài thực vật và động vật ở địa phương và viết một báo cáo ngắn khoản 500 từ về các vấn đề tìm hiểu được.
Trả lời rút gọn:
Cây lúa: Hạt → Mạ → Đẻ nhánh → Làm đòng → Trổ bông → Lúa chín.
Bướm: Trứng → Sâu bướm → Kén → Bướm trưởng thành.
BÀI TẬP
Hãy lựa chọn đáp án đúng cho các câu sau:
Câu 1: Sinh trưởng ở sinh vật là:
A. Quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và số lượng tế bào.
B. Quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và số lượng mô.
C. Quá trình tăng lên kích thước cơ thế do tăng lên về kích thước tế bào và mô.
D. Quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và sự phân hoá tế bào.
Trả lời rút gọn:
A.
Câu 2: Cho các bộ phận sau:
(1) Đỉnh rễ (2) Thân (3) Chồi nách
(4) Chồi đỉnh (5) Hoa (6) Lá
Mô phân sinh đỉnh không có ở:
A. (1), (2), (3) B. (2), (3), (4)
C. (3), (4), (5) D. (2), (5), (6)
Trả lời rút gọn:
D.
Câu 3: Hãy chỉ ra dấu hiệu cho thấy sự sinh trưởng và phát triển trong vòng đời của người.
Trả lời rút gọn:
Dấu hiệu: lớn và cao lên qua từng giai đoạn trong vòng đời, sự thay đổi về hình thái rõ rệt và khác biệt giữa mỗi người.
Câu 4: Trong vòng đời của bướm, giai đoạn nào gây hại cho mùa màng?
Trả lời rút gọn:
Sâu bướm là giai đoạn gây hại cho mùa màng vì ở giai đoạn này, bướm cần rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng để lột xác nhiều lần và trở thành nhộng.