Slide bài giảng KHTN 7 chân trời bài 20: Từ trường trái đất – sử dụng la bàn (3 tiết)
Slide điện tử bài 20: Từ trường trái đất – sử dụng la bàn (3 tiết). Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ 6. TỪ
BÀI 20: TỪ TRƯỜNG TRÁI ĐẤT - SỬ DỤNG LA BÀN
1. TỪ TRƯỜNG CỦA TRÁI ĐẤT
Câu 1: Trả lời Câu đã nêu đầu bài: Vì sao thanh nam châm khi treo tự do luôn chỉ hướng Bắc - Nam?
Trả lời:
Thanh nam châm khi treo tự do luôn chỉ hướng Bắc - Nam vì Bản thân Trái Đất là một "thanh nam châm khổng lồ". Thanh nam châm khi treo tự do sẽ chịu ảnh hưởng của từ trường Trái Đất và lệch về phía hai cực.
Câu 2: Trên Hình 20.3, độ mạnh của từ trường giảm dần theo thứ tự màu sắc như sau: đỏ, vàng, lục, lam, lơ. Việt Nam nằm trong vùng có từ trường mạnh hay yếu?
Trả lời:
Việt Nam nằm trong vùng từ trường tương đối mạnh.
2. CỰC BẮC ĐỊA TỪ VÀ CỰC BẮC ĐỊA LÍ
Câu 3: Quan sát Hình 20.4:
a) Đường sức từ của Trái Đất có những điểm nào giống với đường sức từ của một nam châm thẳng?
b) Hãy chỉ rõ các cực địa từ và cực địa lí trên Hình 20.4. Nhận xét chúng có trùng nhau không?
Trả lời:
a) Điểm giống: Đều là những đường cong khép kín nối từ cực này sáng cực kia, Hướng của đường sức từ tuân theo quy ước vào ở cực Nam và ra ở cực Bắc.
b) Cực Bắc địa từ và cực Nam địa từ nằm trên trục từ của Trái Đất, cực Bắc địa lí và cực Nam địa lí nằm trên trục quay của Trái Đất, các cực này đều không trùng nhau.
3. SỬ DỤNG LA BÀN ĐỂ TÌM HƯỚNG ĐỊA LÍ
Câu 4: Vì sao khi sử dụng la bàn, ta phải để la bàn xa các nam châm hoặc vật có từ tính?
Trả lời:
Vì để tránh từ trường của chúng ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định hướng của la bàn, gây ra sai sót.
Luyện tập: Kim la bàn có chỉ đúng hướng Bắc địa lí không? Vì sao?
Trả lời:
Kim la bàn chỉ chỉ gần đúng với hướng Bắc chứ không trùng khớp hoàn toàn với cực Bắc của trục Trái Đất vì nó còn bị ảnh hưởng bởi từ trường của Trái Đất.
BÀI TẬP
Câu 1: Nêu một số hiện tượng chứng tỏ Trái Đất có từ trường.
Trả lời:
Một số hiện tượng: kim nam châm luôn chỉ theo hướng Nam - Bắc, cực quang.
Câu 2: Quan sát Hình 20.4, em hãy cho biết độ lớn của từ trường Trái Đất tại xích đạo lớn hơn, nhỏ hơn hay bằng với độ lớn của nó tại Bắc cực? Giải thích?
Trả lời:
Độ lớn của từ trường Trái Đất tại xích đạo nhỏ hơn độ lớn của nó tại Bắc cực vì càng về hai cực, các đường sức từ càng mau nên từ trường càng mạnh; càng về phía xích đạo, các đường sức từ càng thưa nên từ trường càng yếu.