Slide bài giảng KHTN 7 chân trời bài 32: Cảm ứng ở sinh vật
Slide điện tử bài 32: Cảm ứng ở sinh vật. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ 8. CẢM ỨNG Ở SINH VẬT VÀ TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
BÀI 32: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT
1. KHÁI QUÁT VỀ CẢM ỨNG Ở SINH VẬT
Câu 1: Phản ứng nào của lá cây xấu hổ và giun đất chứng tỏ chúng cảm nhận được các tác động của môi trường? Phản ứng đó có ý nghĩa gì đối với sinh vật?
Trả lời rút gọn:
Lá cây khép lại khi chạm tay vào. Giun đất co lại khi chạm nhẹ vào ® giúp bảo vệ sinh vật khỏi nguy hiểm và các tác động của môi trường để tồn tại và phát triển.
Câu 2: Quan sát Hình 32.3 và hoàn thành bảng theo mẫu sau:
Trả lời rút gọn:
Hiện tượng cảm ứng ở thực vật | Tác nhân gây ra | Ý nghĩa |
Ngọn cây mọc hướng về nơi có nguồn ánh sáng | Do auxin phân bố nhiều hơn về phía tối của cây. | Giúp cây thu nhận đủ lượng ánh sáng để quang hợp tạo ra chất hữu cơ. |
Rễ cây hướng đất dương và chồi hướng đất âm | Sự phân bố auxin không đều ở 2 mặt của rễ và chồi ngọn. | Giúp cây lấy nước và muối khoáng từ đất. |
Tua quấn của thân cây leo cuốn vào giá thể (giàn, cọc,…) | Sự tiếp xúc với giá thể làm kích thích sự kéo dài của các tế bào tại phía không tiếp xúc với giá thể của tua, làm cho tua quấn quanh giá thể. | Giúp cây thích nghi, lợi dụng điều kiện môi trường sống để tồn tại, sinh trưởng và phát triển. |
2. CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT
Câu 3: Hãy tìm hiểu các bước thực hiện thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng ở thực vật và cho biết tại sao ở bước 2 phải đặt cốc trồng cây trong hộp carton có đục lỗ.
Trả lời rút gọn:
Ở bước 2 phải đặt cốc trồng cây trong hộp carton có đục lỗ để xem trong quá trình lớn lên, các mầm cây có hướng về nơi có ánh sáng (lỗ trên hộp carton) hay không?
Câu 4: Dự đoán kết quả thí nghiệm sau 2 tuần.
Trả lời rút gọn:
Dự đoán: các mầm cây đều mọc hướng về phía lỗ trên hộp carton.
Câu 5: Hãy vẽ mô phỏng các bước thực hiện thí nghiệm (tính hướng nước) và dự đoán kết quả thí nghiệm sau 2 tuần
Trả lời rút gọn:
HS tự vẽ minh hoạ. Dự đoán: rễ cây ở khay 1 mọc hướng về nơi có nguồn nước, rễ cây ở khay 2 mọc thẳng.
Câu 6: Hãy kể tên một số thực vật có tính hướng tiếp xúc mà em biết
Trả lời rút gọn:
Ví dụ: đậu cô ve, bầu, bí, mướp, su su, gấc,…
3. ỨNG DỤNG CẢM ỨNG CỦA THỰC VẬT TRONG THỰC TIỄN
Câu 7: Hãy liệt kê một số ví dụ cảm ứng trong trồng trọt. Giải thích cơ sở của việc ứng dụng đó.
Trả lời rút gọn:
Ứng dụng tính hướng sáng: tạo hình cho cây bon sai, trồng xen canh cây ưa sáng và ưa bóng để tận dụng triệt để nguồn ánh sáng,...
Ứng dụng tính hướng nước: trồng cây thuỷ sinh, cây gần bờ ao, mương nước,... để cây phát triển tốt và tiết kiệm thời gian chăm sóc.
Ứng dụng tính hướng tiếp xúc: làm dàn cho các cây leo để che nắng, tạo không gian thoáng mát cho sân nhà.
Vận dụng: Hãy tìm hiểu và mô tả hiện tượng bắt mồi ở cây gọng vó. Đây có phải hiện tượng cảm ứng ở thực vật không?
Trả lời rút gọn:
Hiện tượng bắt mồi ở cây gọng vó: khi có côn trùng tiếp xúc, các lông tuyến của cây gọng vó phản ứng lại bằng cách uốn cong, giữ chặt và tiêu hoá con mồi. Đây là hiện tượng cảm ứng tiếp xúc.
BÀI TẬP
Câu 1: Sử dụng các từ gợi ý: phản ứng, bên trong, cơ thể để hoàn thành đoạn thông tin về cảm ứng:
Trả lời rút gọn:
(1) - phản ứng, (2) - bên trong, (3) - cơ thể.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm cảm ứng ở thực vật?
A. Xảy ra nhanh, dễ nhận thấy. B. Xảy ra chậm, khó nhận thấy.
C. Xảy ra nhanh, khó nhận thấy. D. Xảy ra chậm, dễ nhận thấy.
Trả lời rút gọn:
B.
Câu 3: Hai bạn lớp 6A tranh luận về hiện tượng khép lá ở cây xấu hổ (cây trinh nữ) khi có tác động cơ học từ môi trường và hiện tượng khép lá ở cây me vào ban đêm. Bạn thứ nhất cho rằng hiện tượng khép lá ở hai loài cây này là giống nhau, bạn thứ hai lại cho rằng hiện tượng khép lá ở hai loài cây này có bản chất khác nhau. Hãy làm trọng tài cho hai bạn bằng cách chỉ ra tác nhân kích thích, thời gian biểu hiện, ý nghĩa của hai hiện tượng ở hai loài cây trên.
Trả lời rút gọn:
Loài cây | Tác nhân kích thích | Thời gian biểu hiện | Ý nghĩa |
Cây xấu hổ | Va chạm | Nhanh, ngay khi bị chạm vào hoặc rung lắc. | Bảo vệ lá khỏi tổn hại |
Cây me | Ánh sáng, nhiệt độ | Chậm hơn | Lá xoè vào buổi sáng để quang hợp, khép vào buổi tối để giảm bớt sự thoát hơi nước |
Câu 7: Hãy liệt kê một số ví dụ cảm ứng trong trồng trọt. Giải thích cơ sở của việc ứng dụng đó
Trả lời rút gọn:
Ứng dụng tính hướng sáng để tạo hình cây bon sai,…
Ứng dụng tính hướng nước để trồng rau thủy canh, cây gần bờ ao, mương nước,…
Ứng dụng hướng tiếp xúc để làm giàn cho các cây leo.
Cơ sở là tính hướng sáng, hướng nước, hướng tiếp xúc,… của cây.
Vận dụng: Hãy tìm hiểu và mô tả hiện tượng bắt mồi ở cây gọng vó. Đây có phải hiện tượng cảm ứng ở thực vật không?
Trả lời rút gọn:
Hiện tượng bắt mồi ở cây gọng vó: khi có côn trùng tiếp xúc, các lông tuyến của cây gọng vó phản ứng lại bằng cách uốn cong, giữ chặt và tiêu hoá con mồi.
Đây là hiện tượng cảm ứng tiếp xúc.