Slide bài giảng Hoá học 11 cánh diều Bài 3: pH của dung dịch, Chuẩn độ acid – base

Slide điện tử Bài 3: pH của dung dịch , Chuẩn độ acid-base. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Hóa học 11 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐỀ 1. CÂN BẰNG HÓA HỌC

BÀI 3: pH CỦA DUNG DỊCH. CHUẨN ĐỘ ACID – BASE 

 

KHỞI ĐỘNG

GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:

Các acid như acetic acid trong giấm ăn, citric acid trong quả chanh, oxalic acid trong quả khế đều tan và phân li trong nước. Chẳng hạn, acetic acid (CH3COOH) phân li theo phương trình sau:

CH3COOH ⇌ CH3COO- + H+

a) Theo em ion nào gây ra vị chua của các acid trên?

b) Khi ta càng cho nhiều giấm ăn thì nước chấm càng chua. Khi đó nồng độ của ion nào tăng lên?

c) Để xác định được nồng độ ion H+ trong dung dịch acid, ta làm như thế nào?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • pH CỦA DUNG DỊCH. CHẤT CHỈ THỊ 
  • pH của dung dịch
  • Ý nghĩa của pH trong thực tiễn
  • Xác định pH bằng chất chỉ thị
  • CHUẨN ĐỘ DUNG DỊCH ACID VÀ BASE 

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. pH CỦA DUNG DỊCH. CHẤT CHỈ THỊ

1. pH của dung dịch

HS thảo luận trả lời câu hỏi: 

- pH  là gì?

- thang pH có ý nghĩa gì?

Nội dung ghi nhớ:

- pH là đại lượng đặc trưng cho mức độ acid/base của một dung dịch. 

- Đại lượng pH được định nghĩa qua biểu thức sau:

pH = -lg[H+] hay [H+] = 10-pH

- Giá trị pH càng nhỏ hơn 7, dung dịch có tính acid càng mạnh; giá trị pH càng lớn hơn 7, dung dịch có tính base càng mạnh.

2. Ý nghĩa của pH trong thực tiễn

HS thảo luận trả lời câu hỏi: 

- Trong thực tiễn, pH có ý nghĩa gì?

Nội dung ghi nhớ:

- Nhiều quá trình hóa học trong tự nhiên, sản xuất và cơ thể sống xảy ra trong dung dịch nước với sự có mặt của acid và base. 

- Thông thường, các quá trình này diễn ra trong điều kiện ổn định về thành phần các chất và ion trong đó có nồng độ H+.

3. Xác định pH bằng chất chỉ thị

HS thảo luận trả lời câu hỏi: 

  • Hãy điền vào bảng sau:
Chất chỉ thịMàu chỉ thị
Môi trường acidMôi trường base
Qùy tím  
Phenolphthalein  
Mehtyl da cam  
  • Để biết giá trị pH gần đúng của dung dịch ta làm thế nào?

Nội dung ghi nhớ:

- Các chất chỉ thị acid – base như phenolphthalein, quỳ tím,…cho biết dung dịch có tính acid hay base. 

Chất chỉ thịMàu chỉ thị
Môi trường acidMôi trường base
Qùy tímĐỏXanh
PhenolphthaleinKhông màuHồng
Mehtyl da camĐỏVàng cam

- Để biết giá trị pH gần đúng của dung dịch, có thể sử dụng giấy chỉ thị pH 

Tech12h

II. CHUẨN ĐỘ DUNG DỊCH ACID VÀ BASE

HS thảo luận trả lời câu hỏi: 

  • Nêu khái niệm chuẩn độ?
  • Để xác định nồng độ của một dung dịch base mạnh hoặc dung dịch acid mạnh ta làm thế nào?

Nội dung ghi nhớ:

Trong hóa học, chuẩn độ là một phương pháp dùng để xác định nồng độ của một chất trong dung dịch bằng một dung dịch khác đã biết nồng độ.

- Về nguyên tắc, có thể xác định nồng độ của một dung dịch base mạnh bằng một dung dịch acid mạnh (hoặc ngược lại) đã biết trước nồng độ (thường gọi là dung dịch chuẩn) dựa theo phản ứng trung hòa: H+ + OH- → H2O.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: pH của dung dịch Ba(OH)2 0,05M là.

A. 11

B. 15

C. 14

D. 13

Câu 2: Đặc điểm lớn nhất của dung dịch đệm là?

A. Có pH thay đổi rất ít khi thêm một lượng axit hay bazo

B. Có pH dễ bị thay đổi khi cho thêm một lượng axit hay bazo vừa phải

C. Có pH luôn luôn cố định

D. Trung tính

Câu 3: Khi hòa tan trong nước, chất nào sau đây làm cho quỳ tím chuyển màu xanh ?

A. NaCl.          

B. NH4Cl.

C. Na2CO3.          

D. FeCl3.

Câu 4: Người ta pha loãng dung dịch H2SO4 có pH= 1 bằng cách thêm nước cất vào để thu được dung dịch có pH= 3. Người ta đã pha loãng dung dịch H2SO4 bao nhiêu lần? 

A. 10 lần

B. 3 lần

C. 100 lần

D. 99 lần

Câu 5: Cho các muối sau đây: NaNO3; K2CO3; CuSO4; FeCl3; AlCl3; KCl. Các dung dịch có pH = 7 là :

A. NaNO3; KCl.

B. K2CO3; CuSO4; KCl.

C. CuSO4; FeCl3; AlCl3.

D. NaNO3; K2CO3; CuSO4.

Gợi ý đáp án:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

D

A

C

C

A

 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1:  Ở cùng nhiệt độ, giá trị hằng số cân bằng trong dung dịch HCOOH 0,1M nhỏ hơn hằng số cân bằng của dung dịch HCl 0,1M là do đâu?

Câu 2: Dung dịch HCl có pH= 3, cần pha loãng dung dịch này bằng nước bao nhiêu lần để thu được dung dịch có pH= 4?