Slide bài giảng Hoá học 11 cánh diều Bài 17: Phenol

Slide điện tử Bài 17: Phenol. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Hóa học 11 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 17: PHENOL

KHỞI ĐỘNG

GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Cho các hợp chất: CH– CH– OH (A), C6H– CH– OH (B), C6H– OH (C)

1) Chất nào thuộc loại alcohol?

2) Hợp chất (C) có những đặc điểm nào khác so với hợp chất (A) và (B)?

3) Dự đoán tính chất hóa học của (C) có khác (A) và (B) hay không??

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Tìm hiểu về khái niệm phenol
  • Tìm hiểu tính chất vật lí của phenol

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Tìm hiểu về khái niệm phenol

  • Phenol.là gì?
  • Phenol được phân loại như thế nào?Hãy cho biết tên thông thường của một số loại phenol?

Nội dung ghi nhớ:

* Khái niệm:

 Phenol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có một hay nhiều nhóm hydroxy liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon của vòng benzene.  

* Phân loại:

- Những phenol trong phân tử một nhóm -OH thuộc nhóm monophenol.

Ví dụ:

Tech12h

o-cresol

Tech12h

m-cresol

Tech12h

p-cresol

- Những phenol trong phân tử chứa nhiều nhóm -OH thuộc nhóm polyphenol.

Ví dụ:

Tech12h

catechol

Tech12h

resorcinol

Tech12h

p-hydroquinone

2. Tìm hiểu tính chất vật lí của phenol

  • Ở điều kiện thường phenol ở trạng thái gì?
  • So sánh nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của phenol với các aryl halide có phân tử khối tương đương? Giải thích?
  • Độ tan của phenol trong nước lạnh, nước nóng và dung môi hữu cơ giống hay khác nhau?

Nội dung ghi nhớ:

- Ở điều kiện thường, phenol là chất rắn, không màu

- Phenol có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy cao hơn các aryl halide có phân tử khối tương đương do phenol tạo ra liên kết hydrogen giữa các phân tử. 

- Phenol ít tan trong nước ở điều kiện thường, tan nhiều khi đun nóng, tan tốt trong các dung môi hữu cơ.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Hợp chất nào dưới đây không thể là hợp chất phenol?

A. C6H5CH2OH  

B. C6H5OH

C. C6H4(CH3)OH 

D. HO-C6H4-OH 

Câu 2: Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Phenol có tính axit yếu hơn etanol

B. Phenol có tính axit mạnh hơn etanol   

C. Phenol dễ tan trong nước hơn trong dung dịch NaOH

D. Phenol không có tính axit.

Câu 3: Vì sao phenol có lực axit mạnh hơn ancol và phản ứng thế vào nhân thơm ở phenol dễ hơn ở benzen ?

A. Do phenol có phân tử khối lớn hơn                    

B. Do liên kết hidro                                                

C. Do ảnh hưởng qua lại giữa gốc phenyl và nhóm OH  

D. Cả A và C

Câu 4: Một hợp chất hữu cơ X có M<110. Đốt cháy hoàn toàn 21,6 gam X thu được 61,6 gam CO2 và 14,4 gam H2O. X là?

A. C6H6O2 

B. C7H8O

C. C7H8O2

D. C6H6O2

Câu 5: Hãy chọn phát biểu sai:

A. Phenol có tính axit yếu nhưng mạnh hơn H2CO3.

B. Khác với benzen, phenol phản ứng dễ dàng với Br2 tạo kết tủa trắng.  

C. Phenol là chất rắn kết tinh dễ bị oxi hóa trong không khí.

D. Nhóm –OH và gốc phenyl ở phenol có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.

Gợi ý đáp án:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

A

B

C

B

A

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1:  Cho 15,4 gam hỗn hợp o-crezol và etanol tác dụng với Na dư thu được m gam muối và 2,24 lít khí H2.  Xác định m?

Câu 2: Cho các hợp chất thơm đều có CTPT C7H8O lần lượt tác dụng được với Na và NaOH thì số chất phản ứng được với Na, NaOH và không tác dụng được với cả Na và NaOH lần lượt là bao nhiêu?