Slide bài giảng Địa lí 9 kết nối bài 4: Nông nghiệp
Slide điện tử bài 4: Nông nghiệp. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Địa lí 9 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 4. NÔNG NGHIỆP
MỞ ĐẦU
Nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và kinh tế – xã hội. Nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay phát triển ra sao? Nêu một số hiểu biết của em về nông nghiệp Việt Nam.
Trả lời rút gọn:
- Nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay vươn lên trở thành ngành kinh tế năng động, phát triển bền vững và tham gia sâu vào hội nhập kinh tế thế giới
- Ngành nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng một vai trò không thể thiếu trong đời sống con người và nền kinh tế quốc dân.
1. CÁC NHÂN TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục a, hãy phân tích các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp nước ta.
Trả lời rút gọn:
- Địa hình và đất:
+ Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, chủ yếu là đồi núi thấp, một số vùng có các cao nguyên, có đất feralit là chủ yếu
=> phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả; có các đồng cỏ lớn
+ 1/4 diện tích lãnh thổ là đồng bằng với đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long và các đồng bằng ven biển; đất phù sa là chủ yếu
=> phát triển các vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm
- Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, nguồn nhiệt ẩm dồi dào tạo điều kiện để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới
- Nguồn nước:
+ Hệ thống sông ngòi dày đặc; nhiều hồ, đầm tự nhiên và nhân tạo
+ Nguồn nước ngầm khá phong phú, là những nguồn cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp
- Sinh vật: hệ động, thực vật phong phú, là cơ sở để thuần dưỡng, lai tạo nên nhiều giống cây trồng, vật nuôi.
- Tuy nhiên, đất ở nhiều nơi đang bị thoái hoá, khí hậu nóng ẩm, các tác động của biến đổi khí hậu cũng ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp
Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục b, hãy phân tích các nhân tố kinh tế – xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp nước ta.
Trả lời rút gọn:
- Dân cư và lao động:
+ Nước ta có dân số đông, thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp lớn
+ Lực lượng lao động trong nông nghiệp dồi dào với kinh nghiệm sản xuất phong phú
- Chính sách phát triển nông nghiệp:
+ Gắn với phát triển nông thôn bền vững, nông nghiệp hữu cơ, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp
+ Tái cơ cấu nông nghiệp
- Khoa học công nghệ và cơ sở vật chất kĩ thuật:
+ Phát triển, lai tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng được hoàn thiện
+ Các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản được đầu tư
- Thị trường tiêu thụ nông sản: Thị trường trong và ngoài nước được mở rộng
- Tuy nhiên, cơ sở vật chất nông nghiệp còn có hạn chế; sự biến động và các yếu tố cạnh tranh của thị trường đã tạo ra nhiều thách thức
2. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục a và hình 4.1, hãy trình bày sự phát triển và phân bố của ngành trồng trọt ở nước ta.

Trả lời rút gọn:
- Ngành trồng trọt chiếm hơn 60% giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp nước ta.
- Cây trồng đa dạng
- Cơ cấu cây trồng có xu hướng chuyển đổi
* Sự phân bố của ngành trồng trọt ở nước ta:
- Cây lương thực: Lúa được trồng trên khắp cả nước, hai vùng trồng lúa trọng điểm của nước ta là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long
- Cây rau, đậu: Được trồng rộng khắp ở các địa phương trên cả nước, tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng,...
- Cây công nghiệp:
+ Cây công nghiệp hàng năm có diện tích, sản lượng lớn là lạc, đậu tương (Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ); mía (Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ,...), bông (Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên,...)
+ Cây công nghiệp lâu năm có diện tích lớn ở nước ta là chè, cà phê, điều, hồ tiêu, cao su,... Cây chè được trồng chủ yếu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên; cây cà phê, điều, hồ tiêu, cao su phát triển mạnh ở vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ
- Cây ăn quả:
+ Một số tỉnh phía Bắc hình thành các khu vực trồng cây ăn quả hàng hoá như Sơn La, Hoà Bình, Bắc Giang...
+ Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta là Đồng bằng sông Cửu Long, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ
Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục b và hình 4.1, hãy trình bày sự phát triển và phân bố của ngành chăn nuôi ở nước ta.
Trả lời rút gọn:
- Chiếm hơn 30% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp và có xu hướng tăng lên
- Phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo quy mô công nghiệp tập trung
- Ưu tiên phát triển chăn nuôi bền vững theo hướng hữu cơ, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm
- Chăn nuôi trâu, bò:
+ Trâu được nuôi chủ yếu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, trong khi đó bò được nuôi nhiều nhất ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
+ Chăn nuôi bò sữa được nuôi nhiều ở vùng Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
- Chăn nuôi lợn: Tập trung nhiều nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng
- Chăn nuôi gia cầm: Phát triển rộng khắp trên cả nước nhưng nhiều nhất ở Đồng bằng sông Hồng, tiếp theo là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XANH
Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục 3, hãy cho biết ý nghĩa của việc phát triển nông nghiệp xanh ở nước ta.
Trả lời rút gọn:
- Giúp nâng cao sức cạnh tranh của nông sản, tăng chất lượng của nông sản, truy xuất được nguồn gốc, quy trình sản xuất nông sản
- Thúc đẩy phát triển công nghệ xử lí và tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp, chất thải chăn nuôi
- Góp phần nâng cao thu nhập của người dân và nâng cao chất lượng cuộc sống
- Phục hồi, cải tạo và khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải.
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Câu hỏi: Dựa vào bảng 4.1, hãy vẽ biểu đồ thể hiện diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt và lúa của nước ta giai đoạn 2010 – 2021. Nêu nhận xét.
Trả lời rút gọn:

Câu hỏi: Tìm hiểu thông tin, giới thiệu về tình hình sản xuất và phân bố một cây trồng hoặc vật nuôi quan trọng ở địa phương em.
Trả lời rút gọn:
Bưởi Diễn:
- Hiện nay, Tại khu vực Văn Trì - Minh Khai và các vùng trồng bưởi Diễn khác, việc thay đổi cơ cấu kinh tế đã dẫn đến một giảm lượng trái bưởi được đưa ra thị trường.
- Do nhu cầu chuyển đổi cây trồng cao, nhiều nông dân đã lựa chọn trồng cây bưởi Diễn trong khu vườn và trang trại của mình.
- Bên cạnh việc bán quả và cây giống, mô hình trồng bưởi Diễn cảnh đang trở thành một xu hướng phát triển được nhiều người dân quan tâm và chú ý.