Slide bài giảng Địa lí 9 kết nối bài 14: Bắc Trung Bộ
Slide điện tử bài 14: Bắc Trung Bộ. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Địa lí 9 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 14. BẮC TRUNG BỘ
MỞ ĐẦU
Bắc Trung Bộ là một bộ phận lãnh thổ của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phong phú, văn hoá đa dạng. Điều kiện tự nhiên và dân cư của Bắc Trung Bộ có đặc điểm gì? Bắc Trung Bộ có thế mạnh gì trong phát triển kinh tế?
Trả lời rút gọn:
- Thiên nhiên có sự phân hóa giữa phía Bắc và phía Nam dãy Hoành Sơn, từ Tây sang Đông
- Người Kinh tập trung chủ yếu ở đồng bằng ven biển; còn vùng miền núi, gò đồi phía tây là địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc ít người
- Thế mạnh của Bắc Trung Bộ trong phát triển kinh tế:
+ Địa hình đa dạng, đất feralit, đất phù sa, vùng biển giàu cá tôm,...
+ Nguồn khoáng sản dồi dào, đa dạng
+ Vị trí cầu nối giữa Bắc và Nam, giữa các nước Tiểu vùng Sông Mê Kông với Biển Đông
+ Vùng có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và di sản thế giới
1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ
Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục 1 và quan sát hình 14.1, hãy xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Bắc Trung Bộ.
Trả lời rút gọn:
- Diện tích hơn 51 nghìn km, chiếm 15,5% diện tích cả nước
- Giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ và nước láng giềng Lào.
- Phía đông của Bắc Trung Bộ có vùng biển rộng lớn.
=> Trở thành cầu nối giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các vùng trên cả nước, với nước láng giềng và thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển
2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Câu hỏi: Dựa vào hình 14.1 và thông tin mục 2, hãy:
- Trình bày đặc điểm phân hóa tự nhiên ở Bắc Trung Bộ.
- Giải thích ảnh hưởng của tự nhiên đến sự hình thành cơ cấu kinh tế của Bắc Trung Bộ.
Trả lời rút gọn:
- Có sự phân hoá theo chiều tây – đông, ảnh hưởng tới sự hình thành cơ cấu kinh tế
- Địa hình, đất:
+ Từ tây sang đông, địa hình chia thành ba dạng phổ biến là đồi núi chủ yếu ở phía tây; đồng bằng chuyển tiếp; biển, thềm lục địa, đảo ở phía đông
=> cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; đồng thời địa hình đa dạng đặc biệt là địa hình bờ biển tạo thuận lợi cho phát triển hoạt động du lịch.
- Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh, có sự phân hoá đông-tây và phân hoá theo độ cao địa hình
=> nền nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu sản phẩm nông nghiệp đa dạng
- Nguồn nước:
+ Vùng Bắc Trung Bộ có mạng lưới sông ngòi dày đặc, sông thường ngắn, dốc, => thuỷ điện, thuỷ lợi
+ Nhiều hồ, đầm => nuôi trồng thuỷ sản và du lịch
+ Có một số nguồn nước khoáng => công nghiệp và du lịch
- Sinh vật:
+ Hệ sinh thái rừng đa dạng gồm rừng nhiệt đới ẩm và rừng cận nhiệt đới, có một số loài gỗ quý như lim, táu,...
+ Rừng phòng hộ đầu nguồn các sông và ven biển đóng vai trò quan trọng trong việc phòng, chống và giảm nhẹ các tác hại của thiên tai
+ Có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia => phát triển du lịch sinh thái.
- Khoáng sản: khá phong phú
+ Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn như sắt, đá vôi, crôm, thiếc, ti-tan
=> phát triển nhiều ngành công nghiệp
- Biển, đảo:
+ Vùng biển rộng với đường bờ biển kéo dài, cùng hệ thống các đảo, đầm phá, vũng vịnh, bãi tắm đẹp => xây dựng cảng biển, phát triển du lịch biển, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, phát triển công nghiệp và dịch vụ biển
3. PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục 3, hãy:
- Kể tên một số thiên tai và nêu giải pháp phòng, chống thiên tai ở Bắc Trung Bộ
- Trình bày vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu ở Bắc Trung Bộ
Trả lời rút gọn:
- Một số thiên tai ở Bắc Trung Bộ: bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, nắng nóng,..
- Giải pháp phòng, chống thiên tai ở Bắc Trung Bộ:
+ Cảnh báo về thiên tai trên các phương tiện thông tin; diễn tập phòng chống thiên tai; trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn, ven biển; di dời người dân ra khỏi vùng có nguy cơ để giảm thiểu thiệt hại nếu thiên tai xảy ra,...
+ Sơ tán kịp thời người và tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm khi có bão, lũ, sạt lở đất; gia cố nhà cửa, tài sản; gia cố đê sông, đê biển;...
+ Ổn định đời sống của người dân; tăng cường công tác cứu trợ, cứu nạn;....
- Vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu ở Bắc Trung Bộ:
+ Để thích ứng với biến đổi khí hậu ở Bắc Trung Bộ, cần thực hiện một số biện pháp như: xây dựng hệ thống cảnh báo, dự báo; củng cố đê chắn sóng và đê biển; trồng rừng và bảo vệ rừng…
4. PHÂN BỐ DÂN CƯ
Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục 4, hãy:
- Trình bày đặc điểm phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ.
- Giải thích sự phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ.
Bài làm chi tiết:
- Đặc điểm phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ:
+ Số dân của Bắc Trung Bộ khoảng 11,2 triệu người, chiếm 11,3% số dân cả nước với mật độ dân số khoảng 218 người/km2 (Năm 2021)
+ Dân cư phân bố có sự khác nhau giữa khu vực đồi núi phía tây và đồng bằng ven biển phía đông, giữa nông thôn và thành thị
+ Dân cư tập trung đông đúc ở khu vực đồng bằng ven biển phía đông. Khu vực đồi núi phía tây, dân cư thưa thớt hơn. Dân cư sinh sống chủ yếu ở nông thôn
+ Người Kinh phân bố rộng khắp nhưng phân bố chủ yếu ở khu vực đồng bằng ven biển. Các dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở khu vực đồi núi phía tây
- Bắc Trung Bộ có sự phân bố dân cư như vậy là do hiện nay, tác động của quá trình chuyển cư, đô thị hoá và công nghiệp hoá, mật độ dân số của khu vực phía tây tăng lên, dân cư tập trung vào một số trung tâm công nghiệp và đô thị
5. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ KINH TẾ
Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục a và quan sát hình 14.3, hãy:
- Phân tích tình hình phát triển và phân bố ngành nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ
- Nhận xét sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp ở Bắc Trung Bộ
Trả lời rút gọn:
- Tình hình phát triển và phân bố ngành nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ:
+ Trồng trọt: Lúa là cây lương thực chính, được trồng chủ yếu ở đồng bằng Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh
+ Cây công nghiệp hàng năm được trồng với diện tích khá lớn trên các vùng đất cát duyên hải ở hầu hết các tỉnh; mía được trồng chủ yếu ở vùng gò đồi phía tây các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An.
+ Cây công nghiệp lâu năm được phát triển ở một số nơi như cà phê (Nghệ An, Quảng Trị), hồ tiêu (Quảng Trị, Quảng Bình), chè (Nghệ An, Thanh Hóa),...,một số cây ăn quả như cam, bưởi,... ở vùng gò đồi từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh.
+ Chăn nuôi: Chăn nuôi trâu, bò được nuôi nhiều ở Nghệ An, Thanh Hoá, Hà Tĩnh. Lợn và gia cầm được nuôi ở hầu khắp các tỉnh.
- Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp:
+ Diện tích rừng lớn với 3,1 triệu ha trong đó rừng tự nhiên chiếm 70%
+ Nghề rừng từng bước phát triển nhờ chính sách giao đất giao rừng.
+ Khai thác gỗ tập trung ở vùng đồi núi phía tây các tỉnh. Ngoài gỗ, người dân còn khai thác các lâm sản khác như luồng, tre, mây, măng, dược liệu,...
+ Công tác trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng rất được chú trọng
Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục b và hình 12.3, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp của Bắc Trung Bộ
Bài làm chi tiết:
- Công nghiệp sản xuất điện bao gồm thuỷ điện, nhiệt điện, tập trung chủ yếu ở Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế,... Điện gió, điện mặt trời phát triển mạnh ở Quảng Bình, Quảng Trị.
- Công nghiệp khai khoáng chủ yếu là khai thác đá vôi ở Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh,..., khai thác nước khoáng ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế.
- Sản xuất vật liệu xây dựng với các sản phẩm chủ yếu là xi măng, gạch, đá xây dựng,... tập trung ở Thanh Hoá, Nghệ An,...
- Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm được phát triển với quy mô vừa và nhỏ ở hầu hết các địa phương
Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục c và quan sát hình 14.3, hãy:
- Trình bày sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải và du lịch của Bắc Trung Bộ
- Phân tích thế mạnh để phát triển du lịch ở Bắc Trung Bộ
Trả lời rút gọn:
+ Vùng Bắc Trung Bộ có đầy đủ các loại hình giao thông
+ Mạng lưới giao thông đang được đầu tư tương đối đồng bộ và ngày càng hiện đại.
- Sự phát triển và phân bố ngành du lịch:
+ Số lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến Bắc Trung Bộ tăng nhanh
+ Các loại hình du lịch của vùng đa dạng
+ Nhiều điểm du lịch của Bắc Trung Bộ trở thành điểm đến nổi tiếng thế giới
- Thế mạnh để phát triển du lịch ở Bắc Trung Bộ:
+ Có vị trí địa lí thuận lợi và tài nguyên du lịch hấp dẫn
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên rất đa dạng
+ Các địa điểm khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên nổi bật, các khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc.
+ Trên địa bàn còn có nhiều tài nguyên du lịch văn hoá là các di sản văn hoá thế giới
6. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN, ĐẢO
Câu hỏi: Dựa vào thông tin ở mục 6, hãy phân tích vấn đề phát triển kinh tế biển ở Bắc Trung Bộ
Trả lời rút gọn:
- Phát triển kinh tế biển, đảo có vai trò quan trọng và đảm bảo quốc phòng an ninh của cả nước
- Bờ biển dài với nhiều vũng vịnh, đầm phá, nhiều bãi biển đẹp và vùng biển rộng với trữ lượng thuỷ sản lớn.
- Phát triển tổng hợp kinh tế biển với các ngành khai thác, nuôi trồng hải sản; giao thông vận tải biển; du lịch biển; điện gió,...
- Còn nhiều khó khăn, thách thức như thiên tai, biến đổi khí hậu, vấn đề môi trường biển, nguồn lợi hải sản suy giảm
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Câu hỏi: Dựa vào hình 14.3, hãy hoàn thành bảng sau vào vở:
Tên trung tâm công nghiệp | Một số ngành công nghiệp |
|
|
Trả lời rút gọn:
Tên trung tâm công nghiệp | Một số ngành công nghiệp |
Thanh Hoá | Sản xuất hoá chất; cơ khí; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy,... |
Nghi Sơn | Sản xuất vật liệu xây dựng; cơ khí; sản xuất hoá chất;... |
Vinh | Sản xuất, chế biến thực phẩm; cơ khí; dệt và sản xuất trang phục;... |
Huế | Cơ khí; dệt và sản xuất trang phục; sản xuất, chế biến thực phẩm... |
Câu hỏi: Sưu tầm thông tin về một loại thiên tai và tác động của nó đến phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ, sau đó hãy nêu một số biện pháp phòng, chống thiên tai đó.
Trả lời rút gọn:
- Lũ quét có tác động vô cùng nặng nề đến phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ bởi vì:
+ Lũ quét cuốn trôi nhà cửa, đồ đạc, tài sản
+ Lũ quét không chỉ gây ra những thiệt hại về của mà còn về người
+ Lũ quét khiến lúa và hoa màu bị ngập, đất canh tác vùi lấp, nhiều công trình giao thông, thủy lợi, dân sinh kinh tế hư hỏng nặng nề,
- Một số biện pháp phòng, chống lũ quét:
+ Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lớn, lũ, ngập lụt,…. thông tin kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền, người dân
+ Triển khai lực lượng kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng
+ Tổ chức lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, cắm biển cảnh báo, chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện,....