Slide bài giảng địa lí 10 kết nối bài 6: Thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng

Slide điện tử bài 6: Thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Địa lí 10 Kết nối sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 6: THẠCH QUYỂN, THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:

Nêu khái niệm thạch quyển và giới hạn của thạch quyển?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM: 

  • Thạch quyển 
  • Thuyết kiến tạo mảng
  • Luyện tập

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Thạch quyển

GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:  Theo em, Thạch quyển bao gồm những gì?

Nội dung ghi nhớ:

- Thạch quyền gồm vỏ Trái Đất và một phần cứng mỏng phía trên của manti, có độ dày khoảng 100 km, được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau.

- Phân biệt Vỏ trái Đất và thạch quyển:

+ Vỏ Trái Đất là lớp ngoài cùng cấu tạo chủ yếu bởi các lớp đá cứng, độ dày dao động từ 5 – 70 km, chia ra hai kiểu vỏ lục địa và vỏ đại dương. Vỏ Trái Đất cấu tạo bởi tầng đá trầm tích, tầng granit và tầng badan. Giới hạn với manti là mặt Mô-hô. 

+ Thạch quyền bao gồm cả vỏ Trái Đất và một phần cứng mỏng của manti trên, độ dày khoảng 100 km. Ranh giới dưới tiếp xúc với quyển mềm có tính chất quánh dẻo.

Hoạt động 2. Thuyết kiến tạo mảng

GV đưa ra câu hỏi: Theo em thuyết kiến tạo mảng là gì?

Nội dung ghi nhớ:

- Bề mặt Trái Đất chia thành 7 mảng kiến tạo lớn: mảng Âu – Á, mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a, mảng Phi, mảng Bắc Mỹ, mảng Nam Mỹ, mảng Nam Cực và mảng Thái Bình Dương, ngoài ra còn có một số mảng nhỏ.

- Thuyết kiến tạo mảng đề cập đến sự chuyển động của các mảng kiến tạo:

+ Nguyên nhân của các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa là do sự chuyển dịch một số mảng kiến tạo của Trái Đất.

+ Có 7 mảng kiến tạo lớn và các mảng nhỏ. Mỗi mảng kiến tạo thường bao gồm cả phần lục địa và phần đảy đại dương, nhưng có mảng chỉ có phần đáy đại dương.

+ Các mảng không đứng yên mà luôn dịch chuyển trên lớp quánh dẻo của manti. Trong khi di chuyển, các mảng kiến tạo có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau.

+ Vùng tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo là những nơi không ổn định, thường có những hoạt động kiến tạo xảy ra, kèm theo động đất và núi lửa.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS luyện tập làm bài

Câu 1: Dựa vào tiêu chí nào sau đây để phân chia vỏ Trái Đất thành vỏ lục địa và vỏ đại dương?

  • A. Cấu tạo địa chất, độ dày.
  • B. Sự phân chia của các tầng.
  • C. Đặc tính vật chất, độ dẻo.
  • D. Đặc điểm nhiệt độ lớp đá.

Câu 2: Vùng tiếp xúc các mảng kiến tạo thường là vùng nào?

  • A. Bất ổn của Trái Đất.
  • B. Có nền kinh tế phát triển.
  • C. Có khí hậu khắc nghiệt.
  • D. Tài nguyên hải sản phong phú.

Câu 3: Khi hai mảng tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?

  • A. Tạo các dãy núi cao, núi lửa và siêu bão.
  • B. Động đất, núi lửa và lũ lụt thường xuyên.
  • C. Nhiều siêu bão, mắc ma phun trào mạnh.
  • D. Mắc ma trào lên, tạo ra các dãy núi ngầm.

Câu 4: Dãy Himalaya được hình thành do đâu?

  • A. Mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia xô vào mảng Thái Bình Dương.
  • B. Mảng Thái Bình Dương xô vào mảng Âu – Á.
  • C. Mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia xô vào mảng Âu – Á.
  • D. Mảng Phi xô vào mảng Âu – Á.

Câu 5: Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau, còn được gọi là

  • A. Sinh quyển.
  • B. Khí quyển.
  • C. Thủy quyển.
  • D. Thạch quyển.

Nội dung ghi nhớ:

Câu 1 - A

Câu 2 - D

Câu 3 -D

Câu 4 -C

Câu 5 -D

 

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Câu 1: Dựa vào thông tin trong mục 2 và các hình 6.3, 6.4, hãy mô tả kết quả khi các mảng kiến tạo xô vào nhau và tách xa nhau

Câu 2: Tìm hiểu về các vùng núi trẻ Hi-ma-lay-a, An-đét (vị trí, đặc điểm, sự hình thành,...)