Slide bài giảng địa lí 10 kết nối bài 20: Phân bố dân cư và đô thị hóa trên thế giới
Slide điện tử bài 20: Phân bố dân cư và đô thị hóa trên thế giới. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Địa lí 10 Kết nối sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 20: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ ĐÔ THỊ HOÁ TRÊN THẾ GIỚI.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
Vùng thưa dân trên thế giới thường nằm ở
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:
- Sự phân bố dân cư
- Đô thị hóa
- Luyện tập
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Sự phân bố dân cư
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Nhận xét về sự phân bố dân cư trên bản đồ?
Nội dung ghi nhớ:
- Xác định trên bản đồ:
+ Các nước có mật độ dân số trên 200 người/km: Ấn Độ, Pa-ki-xtan, Việt Nam, Nhật Bản, Đức....
+ Các nước có mật độ dân số dưới 10 người/km: Liên bang Nga, Mông Cổ, Ca-na-đa, Li-bi, O-xtray-li-a....
- Tác động của các nhân tố đến phân bố dân cư:
+ Nhân tố tự nhiên tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây trở ngại cho sự cư trú của con người. Những nơi có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phong phú, môi trường thiên nhiên thuận lợi thường có dân cư sinh sống đông đúc và ngược lại.
+ Nhân tố kinh tế – xã hội (trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, lịch sử khai thác lãnh thổ, di cư) thường quyết định sự phân bố dân cư.
Hoạt động 2. Đô thị hoá
GV đưa ra câu hỏi:Em hãy nêu khái niệm đô thi hoá?
Nội dung ghi nhớ:
a. Khái niệm
- Đô thị hoá là một quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
- Thước đo quan trọng về trình độ phát triển của quá trình đô thị hoá và là cơ sở để đánh giá mức độ đô thị hoá giữa các quốc gia là tỉ lệ dân thành thị.
b. Các nhân tố tác động tới đô thị hoá
+ Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên như quỹ đất, địa hình, nguồn nước, tài nguyên khoáng sản.... tạo thuận lợi hay gây khó khăn cho đô thị hoá, nhưng không phải là nhân tố quyết định đô thị hóa.
+ Nhân tố kinh tế - xã hội:
- Sự phát triển kinh tế, đặc biệt là sự phát triển công nghiệp gắn với khoa học – công nghệ có tác động đặc biệt quan trọng tới đô thị hoá.
- Lối sống, mức thu nhập, trình độ văn hoá, nghề nghiệp,... đều có tác động đến quá trình đô thị hoá.
- Chính sách phát triển đô thị quyết định hướng phát triển đô thị trong tương lai.
……………….
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS luyện tập làm bài:
Câu 1: Tiêu chí nào sau đây được sử dụng để thể hiện tình hình phân bố dân cư?
A. quy mô số dân.
B. Mật độ dân số.
c. Cơ cấu dân số.
D. Loại quần cư.
Câu 2: Khu vực có mật độ dân số thấp nhất thế giới hiện nay là
A. Trung Phi.
B. Bắc Mĩ.
C. Châu Đại Dương.
D. Trung - Nam Á.
Câu 3: Khu vực nào sau đây ở châu Á có mật độ dân số thấp nhất?
A. Đông Á.
B. Đông Nam Á.
C. Trung - Nam Á.
D. Tây Á.
Câu 4: Khu vực nào sau đây có mật độ dân số cao nhất thế giới?
A. Đông Á.
B. Nam Á.
C. Tây Âu.
D. Bắc Mỹ.
Câu 5: Khu vực có mật độ dân số thấp nhất thế giới là
A. Tây Á.
B. Bắc Phi.
C. Châu Đại Dương.
D. Trung Phi.
Nội dung ghi nhớ:
Câu 1 - B | Câu 2 - C | Câu 3 -D | Câu 4 -C | Câu 5 -C |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Khu vực nào sau đây ở châu Á có mật độ dân số cao nhất?
Câu 2: Hậu quả của đô thị hóa tự phát là?