Slide bài giảng địa lí 10 kết nối bài 36: Địa lí ngành du lịch

Slide điện tử bài 36: Địa lí ngành du lịch. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Địa lí 10 Kết nối sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 36: ĐỊA LÍ NGÀNH DU LỊCH

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:

Em có biết ngành dịch vụ nào được mệnh danh là “ngành công nghiệp không khói” không?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM: 

  • Vai trò, đặc điểm của ngành du lịch 
  • Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố du lịch 
  • Luyện tập 

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Vai trò, đặc điểm của ngành du lịch

Em hãy trình bày vai trò của du lịch?

Nội dung ghi nhớ:

- Vai trò:

+ Với phát triển kinh tế: góp phần khai thác hiệu quả nguồn lực của đất nước, tạo nguồn thu cho đất nước, thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế liên quan; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

+ Với các lĩnh vực khác: đáp ứng nhu cầu tinh thần, phục hồi và bồi dưỡng sức khoẻ cho con người; bảo tồn, phát triển các giá trị văn hoá; tăng cường sự hiểu biết giữa các nước.

– Đặc điểm:

+ Du lịch vừa mang đặc điểm của một ngành kinh tế, vừa mang đặc điểm của một ngành văn hoá – xã hội.

+ Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến nhiều ngành nghề khác.

+ Hoạt động du lịch có tính mùa vụ, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. + Khoa học – công nghệ tác động làm thay đổi hình thức, chất lượng... của ngành du lịch.

Hoạt động 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố du lịch

Hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển bố du lịch. 

Nội dung ghi nhớ:

– Sự có mặt của các tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn và sự kết hợp của các tài nguyên du lịch trên, tạo ra các sản phẩm du lịch.

- Thị trường (khách du lịch) có ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu của ngành du lịch cũng như cơ cấu của các sản phẩm du lịch.

– Cơ sở vật chất – kĩ thuật (cơ sở lưu trú, nhà hàng, khu vui chơi, giải trí, các cơ sở thương mại,...) và cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải,

– Nguồn nhân lực chuyên nghiệp, chất lượng cao mang lại sự hài lòng cho du khách. 

– Các điều kiện kinh tế – xã hội khác như sự phát triển của các ngành kinh tế, mức sống của dân cư, chính sách của nhà nước, điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội, dịch bệnh,... đều có tác động đến sự phát triển và phân bố của ngành du lịch.

……………….

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS luyện tập làm bài:

Câu 1: Tổ chức Du lịch Thế giới viết tắt là

A. USMCA.

B. WTO.

C. UNWTO.

D. IMF.

Câu 2: Nhân tố nào sau đây là cơ sở hình thành các điểm du lịch và sự đa dạng của sản phẩm du lịch?

A. Tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hoá.

B. Cơ sở vật chất - kĩ thuật ngành du lịch.

C. Vị trí địa lí, các tài nguyên thiên nhiên.

D. Đặc điểm thị trường của khách du lịch.

Câu 3: Ngành du lịch có đặc điểm nào sau đây?

A. Nhu cầu của khách đa dạng, phong phú và thường có tính thời vụ.

B. Sản phẩm thường được thực hiện theo các quy trình nghiêm ngặt.

C. Tài chính ngân hàng là một lĩnh vực rất rộng và nhiều hoạt động.

D. Gồm hai bộ phận khăng khít với nhau là tài chính và ngân hàng.

Câu 4: Nước có phát thải khí nhà kính lớn nhất trên thế giới là

A. Nhật Bản.

B. Đức.

C. Trung Quốc.

D. Hoa Kì.

Câu 5: Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận điểm đến của khách du lịch?

A. Vị trí địa lý. 

B. Cơ sở hạ tầng.

C. Tài nguyên.

D. Nhân lực.

Nội dung ghi nhớ:

Câu 1 - C

Câu 2 - A

Câu 3 -A

Câu 4 -D

Câu 5 -A

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Nhân tố nào tạo môi trường thuận lợi hoặc khó khăn cho sự phát triển và phân bố du lịch?

Câu 2: Nhân tố nào là cơ sở hình thành các điểm du lịch và sự đa dạng của sản phẩm du lịch?